Giải pháp xử lý CTR công nghiệp

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp của thành phố đà nẵng giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 51 - 54)

III. ÁP LỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 3.1 Áp lực gia tăng dân số

4.3Giải pháp xử lý CTR công nghiệp

Xử lý chất thải rắn (CTR) đô thị tại Đà Nẵng trong thời gian qua chủ yếu sử dụng phương thức chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn và sản xuất phân vi sinh được áp dụng cho vùng nông thôn. Việc thu gom, xử lý CTR đảm bảo môi trường luôn là vấn đề cấp bách, làm đau đầu cho các cấp chính quyền thành phố,nhất là trong bối cảnh Đà Nẵng hướng đến mục tiêu trở thành thành phố môi trường vào năm 2020.

Vấn đề này bước đầu đã được giải quyết khi Công ty CP Môi trường Việt Nam đã chính thức khánh thành nhà xử lý chất thải rắn bằng công nghệ không chôn lấp đầu tiên tại Việt Nam. Từ CTR có thể sản xuất ra những sản phẩm nhiên liệu tái tạo mà không gây ô nhiễm thứ cấp ra môi trường.

Biến rác thành dầu

Lượng rác thải đô thị của toàn thành phố liên tục tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2007 lượng rác thải được thu gom trung bình trên 252,422 tấn/ngày đến năm 2014 lượng rác thải thu gom trên 700 tấn/ngày. Trong năm 2014, tại đây đã thu gom và tiếp nhận gần 300 ngàn tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị, hơn 4 ngàn tấn chất thải rắn công , hơn 2 ngàn tấn chất thải rắn y tế.

Bãi rác Khánh Sơn cũ xử lý theo công nghệ chôn lấp với diện tích 9,8ha đã đóng cửa vào năm 2006 sau 15 năm hoạt động. Bãi rác Khánh Sơn 2 được đưa vào sử dụng năm 2007, theo thiết kế với gồm 5 hộc cao 36m sức chứa khoảng 1,5 triệu tấn rác, thời gian lấp đầy là 13 năm, đến năm 2020 sẽ đầy buộc phải đóng cửa. Công nghệ chôn lấp, hay sản xuất phân vi sinh vẫn không đáp ứng được yêu cầu ngày càng gia tăng khối lượng rác thải tại Đà Nẵng, dự báo trước năm 2019 bãi rác

Khánh Sơn sẽ đầy. Nếu không có một nhà máy hiện đại xử lý CTR đô thị, Đà Nẵng phải mở một bãi chôn lấp mới tốn kém diện tích lớn.

Việc lựa chọn công nghệ xử lý CTR một cách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường.Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cho biết: Nguồn đất dự trữ để xây dựng bãi rác chôn lấp trong tương lai sẽ không khả thi. Trong nhiều năm qua Đà Nẵng đã tìm kiếm, kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia. Đã có hơn 50 dự án được nghiên cứu, khảo sát nhưng vẫn không đáp ứng được với nhiều lý do vì công nghệ, vì giá thành, vì vốn đầu tư lớn…Công nghệ xử lý CTR của Công ty CP Môi trường Việt Nam được lựa chọn. Công nghệ này xử lý triệt để 100% CTR không cần chôn lấp có thể tái chế toàn bộ CTR thành sản phẩm sử dụng mà không gây ô nhiễm thứ cấp ra môi trường. Bước đầu giải quyết được bài toán về xử lý CTR của Đà Nẵng.

Theo đó, công nghệ này được Công ty CP Môi trường Việt Nam chế tạo và lắp đặt lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Một số rác thải khác như rác hữu cơ, đất đá,

xà bần, chai lọ thủy tin sẽ được phân loại trên dây chuyền. Các rác thải như nilon sẽ được đưa vào dây chuyền nhiệt phân crackinh để sản xuất ra dầu PO, RO và FOdùng trong nhà máy sản xuất công nghiệp. Dây chuyền có thể tiêu thụ 10 tấn nilon/ ngày. Từ 10 tấn nilon sẽ cho ra hơn 9 tấn dầu PO. Giai đoạn 2 công suất có thể được nâng lên khoảng 50 tấn nilon/ ngày.

So với một số loại sản phẩm dầu PO, RO khác đang được kinh doanh trên thị trường, sản phẩm dầu PO và RO sản xuất tại Nhà máy Khánh Sơn có giá thấp hơn từ 10-15%. Chất lượng sản phẩm được kiểm định đạt theo tiêu chuẩn quy định của Việt Nam.

Một số rác thải khác như rác hữu cơ sẽ đưa vào dây chuyền nung yếm khí để sản xuất ra than sinh học và than biochar. Đất đá, xà bần, chai lọ thủy tinh sẽ được đưa qua nhiệt để khử các thành phần ô nhiễm sau đó nghiền nhỏ thêm phụ gia để sản xuất ra gạch không nung dùng cho các công trình xây dựng công cộng và dân sinh.

Biến CTR thành những sản phẩm có ích đã được một số địa phương trong cả nước áp dụng. Nhưng đến nay hiệu quả mang lại từ việc đầu tư rất hạn chế. Đối với thị trường tiêu thụ các sản phẩm tái chế từ rác thải hiện nay như sản phẩm phân compost, phân vi sinh, năng lượng… đều gặp trở ngại.Tâm lý e ngại của người tiêu dùng cũng là một rào cảng chưa thể vượt qua của các sản phẩm tái chế từ rác thải. Do người tiêu dùng chưa được cung cấp thông tin đầy đủ và xác thực về các sản phẩm tái chế từ rác thải nên có xu hướng né tránh sử dụng.

Một số địa phương khác chọn công nghệ tái chế CTR để tạo năng lượng cũng không mang lại hiệu quả kinh tế cao do vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn lâu. Công nghệ này chưa phù hợp với điều kiện của nước ta.

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp của thành phố đà nẵng giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 51 - 54)