Quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp của thành phố đà nẵng giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 48 - 51)

III. ÁP LỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 3.1 Áp lực gia tăng dân số

4.2. Quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015

4.2.1 Thực hiện dự án thí điểm phân loại rác thải tại nguồn

- Thực hiện chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 và Chỉ thị số 23/2005/CT – TTg về việc đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp ngày 21 tháng 06 năm 2005. Đồng thời thực hiện sự chỉ đạo của UBND thành phố Đà Nẵng theo công văn số 4485/UBND-QLĐT về việc triển khai chỉ thị số 23/2005/CT – TTg. - Nâng cao ý thức của người dân về việc phân loại rác tại nguồn; phải xem phân loại rác tại nguồn là trách nhiệm và quyền lợi của từng người dân nhằm góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

- Tận dụng lượng rác hữu cơ để làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến phân compost phục vụ nông nghiệp, phục hồi cho các vùng đất bị thoái hoá trên địa bàn Thành phố và các vùng lân cận.

- Tận dụng bao bì nylon, nhựa, kim loại, các loại thuỷ tinh.... lẫn trong rác thải để tái chế tái sử dụng. Từ đó chỉ còn xử lý chôn lấp đối với loại rác bỏ đi, tiết kiệm diện tích đất sử dụng để chôn lấp rác.

- Giảm các nguy cơ về ô nhiễm môi trường do việc chôn lấp rác không được phân loại gây ra.

4.2.2.Các mục tiêu trong hoạt động thu gom, vận chuyển rác

- Đặt mục tiêu thu gom và vận chuyên chở hết chất thải rắn của thành phố tới khu xử lý rác thải tập trung. Do rác thải phát sinh từ nhiều nguồn thải khác nhau, tính chất và quy trình thu gom cũng có những điểm khác nhau, những cơ bản cần phải giải quyết được các yêu cầu triệt để, kịp thời không để rác lưu động quá 24 giờ. Tăng cường đầu tư các thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển rác thải của thành phố đến 2020. Để thực hiện tốt việc quản lý và xử lý chất thải, việc làm cần thiết đầu tiên là phải phân loại một cách riêng rẽ các loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh, điều đó có thể thực hiện được bằng cách quy định các thùng chứa rất có các màu sắc khác nhau, có kiểu dáng khác nhau hoặc các quy định cụ thể cho mỗi loại thùng rác. Chẳng hạn, thùng chứa rác màu xanh sử dụng chứa các loại chất thải sinh hoạt thông thường, thùng màu vàng chứa các loại chất thải rắn không độc hại, thùng màu đỏ chứa các loại chất thải độc hại. Các

thùng chứa được lót bên trong bằng túi nylon để tiện thu gom và đặc biệt để tránh rơi vãi các chất thải độc hại.

- Chất thải sau khi thu gom cần được quản lý tốt trong thời gian chờ vận chuyển về bãi rác tiếp nhận và xử lý, không để các thùng chứa chất thải bị phân hủy bởi nước mưa và ánh sáng mặt trời. Một số chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất, từ đó làm ô nhiễm tầng nước mặt và nước ngầm. Do đó không để nước lọt vào nơi chứa chất thải, đặc biệt đối với những loại chất thải có thành phần dễ hòa tan trong nước hoặc dễ phân hủy.

- Để thực hiện việc vận chuyển chất thải, người thực hiện việc vận chuyển cần đăng kí loại chất thải sẽ được vận chuyển trong xe. Tất cả các phương tiện vận chuyển cần phải đảm bảo an toàn, không để rơi vãi trên đường vận chuyển, sau đó vận chuyển về khu xử lí tập trung.

4.2.3. Sử dụng các phương thức thu gom hiệu quả phù hợp với từng loại rác thải

- Rác công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Rác thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải được phân thành hai loại: rác thải không nguy hại và rác thải nguy hại. Rác thải nguy hại cần phải được quản lý riêng theo Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại. Rác thải sinh hoạt được thu gom xử lý cùng với rác đô thị.

- Rác đường phố

Rác đường phố được hình thành từ tự nhiên như xác là cây, cỏ dại…Một phần rác từ các hộ dân thiếu ý thức, khách vãng lai xã bừa bãi ở các góc đường, góc phố. Ngoài ra lượng rác ở các khu phố thương nghiệp lớn, những tụ điểm vui chơi giải trí thải ra hàng ngày nhiều. Viêc thu dọn, thu gom được thực hiện bằng chổi cầm tay, rác được gom vào xe ba gác đạp hoặc xe cải tiến đẩy tay. Thời điểm thu gom và quét rác đường phố thích hợp từ 18-22 giờ và từ 4-6 giờ, trong thời gian này lượng xe cộ giảm hẳn, trời mát, hết khách bộ hành, quét dọn nhanh và sạch hơn, hạn chế tối đa các tai nạn giao thông gây ra cho công nhân vệ sinh.

Ở các tụ điểm công cộng, nhất thiết phải trang bị thùng chứa rác, các thùng chứa rác phải có nắp đậy và được đặt tại các vị trí sao cho mọi người dễ nhìn thấy. Công nhân thu dọn hằng ngày, xe ép rác chạy dọc các tuyến hoặc thu gom vào các xe rác lưu động.

- Rác y tế:

Rác thải của bệnh viện, trạm y tế chứa nhiều vi trùng gây bệnh có khả năng lây lan dịch bệnh rất cao. Để thu gom và phân loại rác thải một cách có hiệu quả cho việc xử lý, bệnh viện và các cơ sở y tế nhât thiết phải trang bị tối thiểu 3 loại thùng rác có màu sắc khác nhau với qui định cụ thể: - Thùng màu xanh: Đựng rau củ, vỏ trái cây, thức ăn dư thừa và các loại rác tương tự - Thùng màu vàng: Đựng chai lọ, vỏ đồ hộp, sành xứ và các loại chất thải bằng kim loại. - Thùng màu đỏ: Đựng bông băng phẫu thuật, kim tiêm, ống nhựa, giấy, túi nilon, các chất dễ cháy và đặc biệt một số thùng còn có thể dùng để đựng các mô phẫu thuật

4.2.4.Xây dựng khu xử lí chất thải công nghiệp nguy hại

- Xây dựng Khu xử lý chất thải công nghiệp tập trung nhằm giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng của chất thải nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.

- Giảm tình trạng lưu kho chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất, tăng sức hút đầu tư phát triển công nghiệp của các tổ chức cá nhân trong ngoài nước vào thành phố.

- Tạo điều kiện mở rộng việc xử lý chất thải công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Trung, góp phần to lớn trong việc giải quyết vấn đề xử lý chất thải công cộng.

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp của thành phố đà nẵng giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 48 - 51)

w