III. ÁP LỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 3.1 Áp lực gia tăng dân số
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Hiện trạng môi trường khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng
3.1. Hiện trạng môi trường khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng
Các khu công nghiệp ở Đà Nẵng có tỉ lệ lấp đầy rất cao 85,9% so với tỷ lệ bình quân cả nước là 61%, còn 14,1% chưa được lấp đầy (108.06 ha). Riêng KCN Đà Nẵng tỷ lệ lấp đầy đạt 100% đạt tiến độ sớm nhất cả nước.
Tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy cao nhưng hiệu quả sử dụng còn thấp. Hệ số sử dụng đất thấp là hệ quả của một thời gian dài ưu tiên thúc đẩy phát triển công nghiệp và đặt tiêu chí “phải lấp đầy” các KCN trên địa bàn.
Nhà đầu tư được tạo điều kiện tốt nhất để hoạt động và giao đất ngay cho kịp tiến độ đầu tư. Việc mời gọi nhiều dự án vào các KCN chỉ nhằm lấp đầy mà không kiểm soát tốt năng lực của nhà đầu tư. Đơn cử như KCN Hòa Khánh từng được xác định đã lấp đầy trên 90% diện tích đất quy hoạch sử dụngsản xuất, song trên thực tế có nhiều dự án chỉ đăng ký cho có tên mà không triển khai
3.1.2. Hiện trạng không khí của khu công nghiệp
Theo số liệu báo cáo của các địa phương và khảo sát thực tế thì hiện nay nhiều cơ sở sản xuất các KCN đã lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm khí thải trước khi xả thải ra môi trường
Mặt khác do diện tích xây dựng nhà xưởng tương đối rộng nằm trong KCN tách biệt với khu dân cư nên tình trạng khiếu nại ô nhiễm môi trường do khí thải tại các KCN chưa bức xúc như vấn đề nước thải và chất thải rắn.
Các khí thải ô nhiễm chủ yếu do 2 nguồn: Quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn điểm) và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất (nguồn diện).
=> Hiện nay các cơ sở chủ yếu mới khống chế được khí thải từ nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải hầu như chưa được kiểm soát, lan truyền ra ngòai khu vực sản xuất, gây ra tác động xấu đến sức khỏe người dân khu vực bị ảnh hưởng.
- Đặc trưng khí thải KCN
Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng loại hình công nghệ. Rất khó xác định tất cả các loại khí gây ô nhiễm, nhưng có thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất chính tại các KCN như bảng sau:
Hiện nay vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động của các nhà máy thuộc các KCN cũ vận hành với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu bởi bụi. Ô nhiễm CO, SO2, NO2 chỉ diễn ra cục bộ tại một số KCN lạc hậu hoặc do doanh nghiệp không lắp hệ thống xử lý khí thải nên tình trạng ô nhiễm vẫn còn diễn ra.
=> Vì vậy ước tính lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN của tp Đà nẵng (năm 2009) như sau: Thải lượng Bụi: 3.402 kg/ngày; thải lượng NO2 : 6.386
kg/ngày; thải lượng CO: 985 kg/ngày; thải lượng SO2: 61.050 kg/ngày.
Trong đó các khu công nghiệp cụ thể như KCN Hòa Khánh và KCN Liên Chiểu ở Đà Nẵng có các thông số quan trắc CO, NO2, SO2, bụi vượt quá chỉ tiêu cụ thể như sau:
Hiện nay vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động của các nhà máy thuộc các KCN cũ vận hành với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu bởi bụi. Ô nhiễm CO, SO2, NO2 chỉ diễn ra cục bộ tại một số KCN lạc hậu hoặc do doanh nghiệp không lắp hệ thống xử lý khí thải nên tình trạng ô nhiễm vẫn còn diễn ra
=>Vì vậy ước tính lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN của tp Đà nẵng (năm 2009) như sau: Thải lượng Bụi: 3.402 kg/ngày; thải lượng NO2 : 6.386 kg/ngày; thải lượng CO: 985 kg/ngày; thải lượng SO2: 61.050 kg/ngày.
Trong đó các khu công nghiệp cụ thể như KCN Hòa Khánh và KCN Liên Chiểu ở Đà Nẵng có các thông số quan trắc CO, NO2, SO2, bụi vượt quá chỉ tiêu cụ thể như sau:
3.1.3. Hiện trạng môi trường nước khu công nghiệp
Cùng với nước thải sinh hoạt thì nước thải của các khu công nghiệp góp phần làm cho ô nhiễm tại các ao, hồ, sông, kênh, rạch diễn ra trầm trọng hơn.
Những nơi tiếp nhận nước thải khu công nghiệp đã bị ô nhiễm nặng nề , nhiều nơi nguồn nước không thể sử dụng cho mục đích nào khác.
Đà Nẵng có 6 KCN tập trung có tổng diện tích có tổng diện tích quy hoạch 1.500 ha với 290 DN, trong đó có 200 DN hoạt động. Khi các KCN được lấp đầy và các dự án đi vào hoạt động thì cũng là lúc Đà Nẵng nhận ra những gánh nặng về vấn đề môi trường nước thải.
Thành phần nước thải của KCN phụ thuộc vào nghành nghề của các cơ sở sản xuất , như bảng dưới đây :
Chất lượng của lượng nước thải đầu ra phụ thuộc vào việc nó có được xử lý hay không, trên cả nước hiện nay tier lệ có khu xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 43% ( số liệu 2009)
Các loại nước thải chứa một số chất độc hại như nước thải từ các ngành công nghiệp nhuộm, nấu bột giấy, nước thải từ bể mạ kim loại có chứa các hoá chất với nồng độ cao như sút, crom, nước thải từ các ngành chế biến thực phẩm chứa chất thải hữu cơ nồng độ cao.
3.1.4 Hiện trạng chất thải rắn
- Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
Bảng hiện trạng phát sinh CTR Đà Nẵng CTR phát sinh(tấn) 2005 2006 2007 2008 2009 CTR sinh hoạt 204.066 218.235 186.055 188.956 203.516 CTR công nghiệp 4.189 4.481 3.820 3.880 4.500 CTR y tế 1.257 1.344 1.146 1.1644 1.257 Tổng số 209.512 224.060 191.021 194.000 654.773 Nguồn: Công ty TNHH MTV MTĐT Đà Nẵng, 2010
Biểu đồ lượng CTR công nghiệp được thu gom
Tình hình thu gom: Hiện nay Công ty Môi trường Đô thị TP.Đà Nẵng thu gom chất thải rắn bình quân được 550 tấn/ngày, tỉ lệ thu gom khoảng 82 – 85% lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố (gồm có 6 quận và 1 huyện). Toàn bộ chất thải rắn thu gom chưa tiến hành phân loại tại nguồn, trong đó: Tại 6 Quận, công tác thu gom rác thải được thực hiện hàng ngày, tỷ lệ thu gom tại khu vực nội thành đạt trên 90% khối lượng rác phát sinh trên địa bàn. Riêng huyện Hoà Vang hiện nay công tác thu gom chất thải rắn mới chỉ được thực hiện tại các khu dân cư nằm ven Quốc lộ, Tỉnh lộ và các chợ của xã. Thu gom rác qua hệ thống thùng công cộng đã giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan đẹp cho đường phố, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng đổ rác ra đường phố và nơi công cộng, tạo cho cộng đồng phải có ý thức làm sạch môi trường.
Vận chuyển: Hiện nay công tác vận chuyển chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng được tiến hành bằng thủ công và cơ giới kết hợp. Việc vận chuyển một số lượng lớn các thùng chứa rác công cộng đặt trên các đường phố và khu dân cư tới các trạm trung chuyển bằng thủ công: Người công nhân tự chuyển các thùng chứa rác tại các vị trí đặt thùng trên đường phố lên xe đạp thùng thô sơ và vận chuyển đến trạm trung chuyển rác. Công việc này rất nặng nhọc và năng suất thấp. Vận
chuyển rác từ các trạm trung chuyển, các vị trí tập kết hoặc từ một số các vị trí đặt thùng thu gom rác tới bãi chôn lấp chất thải bằng các xe ô tô chuyên dụng hoặc các xe không chuyên dụng được lắp đặt thêm các thiết bị nâng thùng. Cự ly trung bình từ nguồn phát sinh chất thải đến bãi chôn lấp là 15 km.
Thu hồi và Tái sử dụng chất thải: Việc thu hồi và tái sử dụng chất thải rắn là hoạt động rất phát triển tại thành phố Đà Nẵng, các đơn vị tư nhân tự tổ chức thu gom và tái chế chất thải rắn theo hình thức thủ công nghiệp, hoàn toàn tự phát không có tổ chức. Hiện nay hoạt động thu hồi các phế liệu từ chất thải rắn được tiến hành theo các công đoạn của quy trình quản lý chất thải rắn như sau:
- Vật liệu phế thải được thu hồi tại nguồn phát sinh bởi người phát sinh chất thải hoặc người nhặt rác song song với quá trình thu gom là quá trình thu hồi phế thải từ nguồn chất thải rắn.
- Thu hồi phế thải tại bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn.
- Thu hồi phế thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trong quá trình thu gom rác công nghiệp.
Thành phần các phế liệu được thu hồi và tái sinh tại thành phố Đà Nẵng chủ yếu là các Kim loại, Nhựa cứng, Cao su, Giấy, Các tông, Da giày, Vải vụn và thực phẩm đã dùng thừa, rau quả có thể thu lượm để chăn nuôi gia súc, chất thải từ các cơ sở chế biến hải sản, thực phẩm và đặc biệt là khối lượng dầu thải và nước lẫn dầu được thanh thải từ các tàu trong và ngoài nước tại cảng Đà Nẵng.
Công nghệ Xử lý chất thải rắn
Hiện nay thành phố Đà Nẵng áp dụng phương pháp chôn lấp để xử lý các loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố, trong đó bao gồm cả chất thải nguy hại (trừ một khối lượng nhỏ chất thải y tế được tiêu huỷ bằng 3 lò đốt chất thải nguy hại có công suất nhỏ được xây dựng tại 3 bệnh viện của thành phố). Chất thải rắn sau khi được thu gom tại nguồn phát sinh được vận chuyển tới chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn. Đây là bãi chôn lấp rác không hợp vệ sinh: Hệ thống thu gom và xử lý nước rác hoạt động không có hiệu quả, nước rác sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả ra nguồn công cộng. Không có hệ thống thu khí ga và
bãi chôn lấp rác không được phủ đất thường xuyên nên gây ô nhiễm không khí và tạo điều kiện phát sinh côn trùng lây bệnh trong khu vực.