Khái niệm về thiết kế nâng cấp:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập xây dựng đường (Trang 46 - 52)

4. Phạm vi nghiên cứu

2.7.1 Khái niệm về thiết kế nâng cấp:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành giao thông vận tải ngày càng phát triển, mạng lưới đường cũ được xây dựng quá lâu không thoả mãn nhu cầu vận tải hiện tại và tương lai, do vậy nhất thiết phải đặt vấn đề nâng cấp đường . Mục đích của việc nâng cấp đường cũ nhằm nâng cao cấp hạng kỹ thuật .

Công tác nâng cấp đường là cần thiết khi đường cũ gặp những trường hợp sau:

- Cần nâng cao tốc độ xe chạy hơn để thoả mãn nhu cầu giao thông vận tải mới.

- Trong thành phần dòng xe đột nhiên xuất hiện những loại xe khác và cần có biện pháp đảm bảo an toàn xe chạy.

Các công tác chính của việc nâng cấp đường :

+ Cải thiện tuyến về mặt bình đồ (Bớt quanh co, tăng bán kính đường cong). + Cải thiện tuyến trên trắc dọc (Bớt dốc dọc, tăng bán kính đường cong đứng). + Tăng cường và nâng cao tính ổn định của nền đường, tăng bề rộng nền + Xây dựng lại mặt đường , tăng bề rộng , bề dày mặt đường.

+ Thay thế các công trình cũ bằng các công trình mới có cường độ và sức chịu tải lớn hơn .

2.7.2Công tác khảo sát tuyến :

- Những tài liệu cần thu thập trước khi tiến hành khảo sát nâng cấp : + Bản đồ tổng thể khu vực tuyến đường đi qua tỷ lệ 1/100000-1/25000. + Các văn bản giao nhiệm vụ, chủ trương kỹ thuật, đề cương khảo sát. + Hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công của đường cũ (nếu có).

+ Các tài liệu về xây dựng, sửa chữa qua các thời kỳ. + Các công trình liên quan đến tuyến .

- Các tài liệu về địa chất, thuỷ văn dọc tuyến.

Khi khảo sát cắm tuyến có thể theo một trong hai phương pháp: Theo tim hoặc theo mép đường cũ.

- Nội dung của công tác khảo sát nâng cấp gồm : + Phóng tuyến định đỉnh,

+ Đo góc các đỉnh,

+ Đóng các cọc đường cong, Cọc chi tiết, cọc H, cọc Km + Đo cao độ các cọc.

+ Đo đạc lập bình đồ các khu vực đặc biệt như đường giao nhau, kè, đoạn thường xuyên ngập lụt...

+ Đo đạc đăng ký cầu, cống cũ.

+ Đo cường độ kết cấu nền, mặt đường cũ. + Đo đạc , điều tra thuỷ văn dọc tuyến. + Khảo sát địa chất công trình.

+ Điều tra tình hình nguyên vật liệu xây dựng nền mặt đường dọc tuyến.

*Yêu cầu đối với các công việc:

- Công tác định tuyến : Cần tận dụng hợp lý, tối đa nền mặt đường cũ. - Đo các đỉnh: Phải dùng máy có độ chính xác cao.

- Đóng cong : Phải đảm bảo bám sát đường cong cũ và phải chọn bán kính cong lớn hơn bán kính thông thường của cấp đường thiết kế.

- Đo dài đóng cọc chi tiết :

Nếu không có gì đặc biệt thì cứ 25m đóng 01 cọc đối với địa hình núi, trung du hoặc 50m đóng 01 cọc đối với địa hình đồng bằng.

Tại các vị trí cầu, cống , kè, cột điện cao thế, mương dẫn nước qua đường ... phải rải cọc chi tiết.

Đo dài phải đo 2 lần bằng thước thép hoặc bằng máy . Lần 1 đo khoảng cách giữa các cọc chi tiết và cắm cọc H, lần 2 đo kiểm tra lại. Sai số giữa 2 lần đo phải thoả mãn điều kiện :

Khi đo dài phải lấy cột Km cũ làm chuẩn, không đóng cọc mới. Như vậy 1 Km có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1000m

- Đo cao: Đo 2 bước tổng quát và chi tiết như trong khảo sát kỹ thuật. - Đo hình cắt ngang : Như trong khảo sát kỹ thuật.

- Đo đạc lập bình đồ cao độ chi tiết : Như trong khảo sát kỹ thuật. - Đo đạc cống :

+ Mặt cắt dọc cống (mặt cắt ngang đường): vẽ theo tỷ lệ 1/50, thể hiện cắt dọc cống và địa hình tự nhiên, đo quá 2 đầu cống trong phạm vi 10 m.

+ Bình đồ cống tỷ lệ 1/50.

+ Mặt cắt ngang cống: thể hiện chi tiết ống cống , móng cống...

+ Thuyết minh tình trạng cống trên bản vẽ : nứt,vỡ cửa cống, thân cống, lún sụt phần thân cống, hiện tượng bồi lấp, xói lở...

+ Điều tra tình hình thuỷ văn: chảy ngập, chảy có áp, chảy không áp, khả năng thoát nước của cống...

+ Điều tra tình hình địa chất 2 bên cống

- Đo đạc cường độ nền, mặt đường: Đo cường độ nền mặt đường bằng cần Benkenman, tấm ép hoặc chuỳ chấn động. Đồng thời với quá trình đo thể hiện tình trạng phá hoại của mặt đường ở từng đoạn.

- Điều tra thuỷ văn dọc tuyến: Điều tra đo đạc mực nước lũ lịch sử, mực nước cao nhất hàng năm, mực nước trung bình và mực nước kiệt.

- Khảo sát địa chất công trình đường cũ: Tuỳ theo mục đích nâng cấp mở rộng mà ấn định khối lượng khảo sát và nhất thiết phải theo 2 giai đoạn là lập DAĐT và TKKT.

+ Điều tra các vấn đề liên quan khác: Điều tra tình hình nguyên vật liệu (Vị trí, chất lượng, trữ lượng). Điều tra đất đai bị chiếm dụng, nhà cửa, công trình phải di chuyển .

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua thời gian thực tập tại công ty, em hiểu thêm về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của người cán bộ kỹ thuật, người quản lý công trình. Nắm bắt được các công việc mang tính chất nghiệp vụ, chuyên môn của người cán bộ, thu được nhiều kiến thức thực tế. Từ đó giúp em củng cố và bổ sung các kiến thức mà em đã học được khi ngồi trên ghế nhà trường.

Qua đợt thực tế này em đã hiểu được thêm một số điểm như: - Lập và tổ chức các công tác khảo sát.

- Công tác quản lý,

- Trong quá trình thi công luôn phải chú ý đến những quy định quy phạm xây dựng cơ bản và luôn đảm bảo chính xác yêu cầu kỹ thuật.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập, bằng việc tiếp xúc với thực tế trên công trường cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Kỹ thuật công nghiệp và đặc bịêt là sự tận tình chỉ dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Thuỷ, cộng với nỗ lực phấn đấu học hỏi của bản thân, em đã thu được rất nhiều kiến thức thực tế. Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm cũng như về thời gian nên báo cáo này không thể tránh khỏi có những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện tốt hơn.

Qua đây em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô trong khoa Kỹ thuật công nghiệp trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Thái Nguyên và đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Thuỷ đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo mọị điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nghị định số 16/2005/NĐ - CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

2 Quy trình khảo sát đường ô tô : 22 TCN 263 - 2000

3 Quy trình KSTK nền đường ô tô đắp trên đất yếu - Tiêu chuẩn TK : 22 TCN 262 - 2000.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập xây dựng đường (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w