Khôi phục lại tuyến trên thực địa:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập xây dựng đường (Trang 44 - 46)

4. Phạm vi nghiên cứu

2.6.2Khôi phục lại tuyến trên thực địa:

- Yêu cầu đảm bảo đúng đồ án đã được duyệt trong bước TKKT, ngoài ra có thể chỉnh lý những đoạn ngắn nhằm làm cho tuyến thiết kế được tốt hơn. + Trường hợp bị mất cọc trên tuyến phải căn cứ vào hệ thống cọc giấu để khôi phục lại tuyến .

+ Khi hệ thống cọc giấu cũng bị mất thì dựa vào hệ thống cọc đường chuyền cấp 2 để khôi phục cọc tuyến, trường hợp không có hệ cọc toạ độ thì phải dựa vào bình đồ để cắm tuyến lại.

- Khôi phục lại các cọc đỉnh và đóng cọc giấu, các cọc giấu này phải nằm ngoài phạm vi thi công và tạo thành với cọc đỉnh một hình tam giác, phải đo các yếu tố về cạnh , góc của tam giác này, đồng thời phải đo góc mấu với tuyến.

- Đóng các cọc chủ yếu của đường cong như nối đầu NĐ, nối cuối NC, tiếp đầu TĐ, tiếp cuối TC, phân giác P và các cọc chi tiết trong đường cong theo qui trình qui định.

- Khôi phục các cọc chi tiết cũ đã đóng trên đường thẳng, khi cần thiết có thể đóng bổ xung thêm để phản ánh tốt hơn địa hình và tính khối lượng chính xác hơn.

- Trắc ngang chỉ đo tại vị trí những cọc bổ xung và kiểm tra lại trắc ngang tại những nơi có địa hình phức tạp như sườn dốc, đầm lầy, khu dân cư.

* Bổ xung các chi tiết cần thiết:

Những chi tiết bổ xung nhằm hoàn chỉnh bản vẽ thi công các công trình như: - Xác định chính xác vị trí và số lượng các công trình cắt qua tuyến thiết kế. - Vẽ chi tiết khu vực chiếm dụng đất tạm thời và vĩnh viễn để xây dựng đường, xác định chính xác số lượng công trình cần phải di chuyển và khối lượng phát cây dẫy cỏ.

- Đo đạc bổ xung để thiết kế các yếu tố của nền đường trên những đoạn phức tạp, xác định chính xác khối lượng gia cố nền đường.

- Xác định chính xác kết cấu mặt đường trên từng đoạn.

- Xác định chính xác vị trí và khẩu độ cầu nhỏ, cống và khối lượng gia cố. - Tổ chức khảo sát và thiết kế đường tạm phục vụ thi công.

- Thăm dò bổ xung các mỏ vật liệu xây dựng để chuẩn bị khai thác. - Thoả thuận thêm với các cơ quan hữu quan về những vấn đề thay đổi trong quá trình xét duyệt dự án.

- Những tài liệu cần cung cấp sau khi hoàn thành khảo sát : + Thuyết minh khảo sát

+ Bình đồ tỷ lệ 1/1000-1/2000

+ Trắc dọc tỷ lệ 1/100-1/1000 hoặc 1/200-1/2000 + Trắc ngang tỷ lệ 1/200

+ Các tài liệu bổ xung về khảo sát thuỷ văn.

+ Các tài liệu bổ xung về khảo sát địa chất công trình. + Các tài liệu bổ xung về khối lượng giải phóng mặt bằng. + Các văn bản thoả thuận bổ xung.

2.6.3 Công tác khảo sát thuỷ văn :

- Khảo sát bổ xung các số liệu, tài liệu, đo đạc địa hình còn thiếu.

- Thực hiện các yêu cầu bổ xung đưa ra khi xét duyệt dự án về phương án tuyến và công trình thoát nước...

- Đo đạc bổ xung những đặc trưng mới về thuỷ văn do khoảng thời gian từ khảo sát đến khảo sát lập bản vẽ thi công khá dài, trong thời gian đó đã có những thay đổi đáng kể về hiện tượng thuỷ văn, địa hình lòng suối hoặc mới xây dựng đê đập…

2.6.4 Công tác khảo sát địa chất công trình:

Công tác khảo sát địa chất công trình để lập bản vẽ thi công được thực hiện trong những thường hợp sau:

- Trên những đoạn nắn tuyến hoặc dịch tuyến được điều chỉnh sau khi duyệt thiết kế kỹ thuật.

- Trên những đoạn thiết lế đặc biệt, xét thấy tài liệu khảo sát cho thiết kế kỹ thuật chưa đầy đủ hoặc nhiều vấn đề còn nghi vấn .

- Tại vị trí những công trình như cầu, nền đường thiết kế đặc biệt có sự thay đổi về kết cấu móng, cũng như thay đổi về phương án xử lý mà các tài liệu đã khảo sát chưa đáp ứng cho thiết kế.

- Cần có thêm các mỏ vật liệu xây dựng để đáp ứng cho thi công.

Nội dung chính của bước khảo sát này là sử dụng các lỗ khoan hoặc các thí nghiệm hiện trường, khối lượng khảo sát áp dụng giống như bước khảo sát TKKT trường hợp đặc biệt có thể tăng thêm nhưng không quá 20%.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập xây dựng đường (Trang 44 - 46)