Các phương pháp định tuyến ngoài thực địa:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập xây dựng đường (Trang 31 - 36)

4. Phạm vi nghiên cứu

2.5.2Các phương pháp định tuyến ngoài thực địa:

Trước khi tiến hành các công tác ngoài thực địa, đội trưởng cần phải thị sát ngoài thực địa khu vực định tuyến cùng với cán bộ địa chất, thuỷ văn, việc thị sát tiến hành với nội dung sau :

- Quan sát các điểm khống chế, các đoạn tuyến khó khăn, đánh giá và phương hướng giải quyết .

- Tìm hiểu điều kiện địa chất thổ nhưỡng, đánh giá điều kiện thiết kế nền đường và các công trình .

- Kiểm tra lại các mốc cao độ xem còn hay mất .

- Thông báo cho các cơ quan địa phương về các công việc sẽ tiến hành về hướng tuyến, nơi tiếp giáp với thị trấn, thành phố và tiếp nhận nguyện vọng của các cơ quan địa phương về vị trí tuyến đường.

- Dự kiến vị trí đóng quân của đội khảo sát.

* Khi định tuyến ngoài thực địa cần tuân thủ các nguyên tắc sau :

+ Thiết kế nền đường phải đảm bảo cho giao thông thuận lợi, đồng thời phải tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến. Trường hợp tuyến không theo qui trình phải có lý do xác đáng .

+ Định tuyến phải bám sát đường chim bay giữa 2 điểm khống chế . + Vị trí tuyến cố gắng đi qua vùng địa chất ổn định để đảm bảo cho nền đường được vững chắc .

+ Không nên định tuyến qua khu đất đai đặc biệt quí, đất đai của vùng kinh tế đặc biệt, cố gắng ít làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người sử dụng đất .

+ Khi tuyến giao nhau với đường sắt hoặc đi song song với đường sắt cần phải tuân theo qui trình của bộ GTVT về quan hệ giữa đường ôtô và đường sắt (Vị trí giao phải ngoài phạm vi ga, đường dồn tàu, cửa hầm đường sắt, ghi cổ họng, các cột tín hiệu vào ga, góc giao 450).

Định tuyến ở vùng khó khăn và bị che khuất có thể tiến hành theo các phương pháp sau :

- Vạch đường sườn thử, đo đạc và lên trắc dọc, nếu thấy chưa thoả mãn thì vạch đường sườn thứ hai theo hướng khác đi một ít và cứ như vậy cho đến khi đạt yêu cầu.

- Lập bình đồ có đường đồng mức ở khu vực định tuyến và căn cứ vào đó vạch tuyến, sau đó đem ra cắm ngoài thực địa .

- Vạch đường sườn tuyến trên thực địa, đo chiều dài, cao đạc và đo trắc ngang của đường sườn đó. Căn cứ vào số liệu đo, vẽ bình đồ đường sườn.

Tìm vị trí tuyến tốt nhất ở vùng núi đòi hỏi nhiều công việc tỷ mỷ và lâu dài. Đối với những đoạn qua đèo có thể dùng máy kinh vỹ hoặc máy đo độ dốc để đi đường sườn thử với độ dốc đã cho . Khi thả dốc cần phải bắt đầu thả từ đỉnh đèo đến chân đèo . Độ dốc bình quân của đường sườn thử nên lấy nhỏ hơn độ dốc giới hạn của cấp đường khoảng 2% để dự phòng những đoạn có độ dốc cục bộ lớn

Tuyến được chọn cuối cùng sẽ được cắm trên thực địa và cố định về bình đồ và cao độ .

* Phóng tuyến và đo góc :

Công tác phóng tuyến ngoài thực địa do đội trưởng hoặc chủ nhiệm đồ án thực hiện , vị trí của tuyến được đặt trên thực địa bằng cách cắm các cọc tiêu . Trên đường thẳng cứ 2 Km phải thử lại góc hai phương (r) . Các cọc đỉnh của tuyến được đóng bằng cọc gỗ tốt đường kính 4-5 cm dài 20-25cm hoặc bằng cọc bê tông 12x12x12 cm dài 35-40 cm . Máy đo góc đặt đúng tâm của các cọc đỉnh, đọc góc và tính ra góc chuyển hướng. Tại điểm đầu và điểm cuối tuyến phải đo góc phương vị từ và đo góc hai phương khi tuyến giao nhau với tuyến khác .

Sau khi đo góc, trị số bán kính dùng đóng cong dựa theo số liệu thiết kế của bước NCKT. Trường hợp cần thiết có thể thay đổi cho phù hợp với địa hình, nhưng phải theo tiêu chuẩn qui định của cấp đường. Khi đo góc phải ghi rõ số thứ tự, hướng ngoặt trái hay phải trị số góc, bán kính đã chọn, tính tiếp tuyến, phân cự, chiều dài đường cong.

* Đóng cong, đo dài, rải cọc chi tiết, đo cao và đo trắc ngang :

- Công tác đóng cong bao gồm việc đóng các điểm chủ yếu như NĐ, NC của đường cong chuyển tiếp. TĐ, TC, P của đường cong tròn và các điểm trong đường cong . Tên đỉnh, tên các cọc TĐ, TC, P phải thống nhất số liệu đánh số thứ tự từ 1 đến 100 và sau đó lại tiếp tục từ 1đến 100 khác

- Công tác đo dài phải tiến tiến hành đo tổng quát riêng, đo dài tổng quát để đóng cọc 100m (cọc H). Đo tổng quát phải tiến hành đo 2 lần, sai số giữa 2 lần đo không vượt quá sai số cho phép:

Công tác đo dài chi tiết để xác định khoảng cách giữa các cọc chi tiết , chỉ đo 1 lần và khép vào cọc 100m, khi đo dài chi tiết chỉ lấy tròn số đến 5 cm và sai số giữa lần đo chi tiết với tổng quát không được vượt quá sai số cho phép sau :

Trong đó :- Sai số giữa lần đo chi tiết với tổng quát trong cọc H (m) Khi đo dài vùng có dốc phải tiến hành đo trên mặt phảng nằm ngang, để thuận tiện và đơn giản trong thực tế khảo sát cho phép đo chi tiết như sau

+ Khi độ dốc mặt đất nhỏ hơn 20 cho phép đo dài theo sát mặt đất . + Khi độ dốc từ 20 đến 200 dùng mắt ước lượng kéo theo phương nằm ngang . + Khi độ dốc lớn hơn 200 phải đo bằng thước chữ A.

Khi tuyến giao ngau với dòng nước lớn hoặc các chướng ngại khác thì tiến hành đo theo các phương pháp cần thiết.

- Công tác đóng cọc và rải cọc chi tiết : Các cọc chi tiết, cọc H, cọc Km, cọc đường cong dùng cọc gỗ có vát cạnh để viết chữ. Các cọc đỉnh, cọc đầu tuyến cuối tuyến, cọc dẫn đường thẳng phải đóng bằng cọc bê tông hoặc gỗ tứ thiết, nếu là cọc bê tông có thể đúc theo hình tam giác đều cạnh 12 cm dài 40 cm, nếu là cọc gỗ làm vuông mỗi cạnh 12 cm dài 40 cm .

Các cọc mốc cao đạc đóng theo qui cách cọc đỉnh, các đầu cọc đỉnh và cọc mốc phải có đinh để đo góc và đặt mia. Việc rải cọc chi tiết theo sự thay đổi địa hình hoặc 20m rải 1 cọc. các vị trí buộc phải đóng như cọc trong đường cong, nơi giao với dòng nước, vị trí công trình hai bên tuyến như đường ống dẫn nước, đập, cầu, cống hiện có, cột điện, các vị trí giao nhau với đường sắt và đường ôtô khác được coi là cọc phụ và phải khép vào các cọc chi tiết chính. Cọc đóng phải đúng cơ tuyến .

- Công tác đo cao : Trong đo cao sử dụng máy thuỷ bình, khi đo cao tiến hành đo tổng quát riêng và đo chi tiết riêng.

+ Cao đạc tổng quát : Là đo cao độ các mốc, phải đo 2 lần sai số giữa 2 lần đo không vượt quá sai số cho phép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đo cao tổng quát cần phải đặt các mốc cao đạc, vùng đồng bằng cứ 2 Km đặt 1 mốc, vùng núi khoảng 1 Km đặt 1 mốc và đặt mốc ở những vị trí công trình như cầu trung, cầu lớn, kè.... Mốc cao đạc đặt ở nơi chắc chắn, tránh bị rung động và đặt ngoài phạm vi thi công, phải sơ hoạ vị trí đặt mốc để dễ tìm .

+ Cao đạc chi tiết : Là đo cao độ tất cả các cọc trên tuyến, đo cao độ chi tiết chỉ đo 1 lần và khớp vào mốc cao đạc tổng quát sai số đo cao chi tiết so với mốc cao đạc không vượt quá sai số cho phép.

Chú ý : Cao độ của tuyến có thể lấy theo mốc cao độ quốc gia hoặc giả định nhưng trên tuyến chỉ giả định một cao độ.

- Công tác đo trắc ngang: Công tác đo trắc ngang có thể thực hiện bằng thước chữ A hoặc bằng máy thuỷ bình. Phạm vi đo đạc tối thiểu phải đảm bảo giới hạn thiết kế khuôn nền đường và các công trình liên quan đến đường cũng như giới hạn giải phóng mặt bằng . Trắc ngang phải đo vuông góc với trục đường, trong đường cong đo theo đường hướng tâm. Khi đo phải quay lưng về điểm xuất phát và bên phải của hướng đi là bên phải của hình cắt ngang, bên trái của hướng đi là bên trái của hình cắt ngang .

* Cố định tuyến trên thực địa :

Tuyến phải được cố định trên thực địa về bình đồ và cao độ, về bình đồ sẽ cố định đỉnh, các đoạn thẳng dài, điểm đầu điểm cuối. Về cao độ tuyến được cố định bằng các mốc cao độ.

* Đo đạc lập bình đồ cao độ :

Ở tất cả các nơi phức tạp của tuyến hoặc nơi thiết kế công trình đều phải đo đạc để lập bình đồ cao độ xác định chính xác vị trí của công trình. Để lập bình đồ cao độ có thể dùng các phương pháp sau :

- Đường sườn kinh vĩ với các trắc ngang : Phương pháp này thường áp dụng ở những khu vực có nhiều bụi cây, khi dải đất cần đo hẹp.

- Phương pháp toàn đạc : Phương pháp này phù hợp ở những nơi có địa hình hiểm trở và quang đãng không vướng tầm nhìn của máy.

- Phương pháp bàn đạc : Phương pháp này đo vẽ bình đồ cao độ ngay tại thực địa, thường được dùng trong việc lập bình đồ qua sông, không dùng được ở những nơi địa hình bị che khuất .

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập xây dựng đường (Trang 31 - 36)