QoS nhìn từ những khía cạnh khác nhau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các vấn đề về QoS trong mạng IPTV (Trang 39 - 42)

2. Bố cục luận văn:

2.2.1.2. QoS nhìn từ những khía cạnh khác nhau:

QoS có thể được nhìn từ những góc độ khác nhau, khuyến nghị G.1000 đưa ra 4 quan điểm cho QoS bao gồm: yêu cầu QoS của khách hàng, QoS nhà cung cấp đưa ra, QoS nhà cung cấp đạt được và cảm nhận QoS của khách hàng. Các quan điểm này có quan hệ nhân quả với nhau trên cơ sở yêu cầu của khách hàng là điểm khởi đầu (starting point)..

Hình 2.2: Các quan điểm QoS

a. Quan điểm nhà cung cấp dịch vụ:

Từ quan điểm nhà cung cấp dịch vụ, để đạt được yêu cầu QoS, hiệu năng mạng NP (Network Performance) giữ vai trò quyết định. NP được định nghĩa là:

Khả năng của mạng hoặc một phần mạng cung cấp các chức năng truyền thông giữa những người sử dụng” (ITU-T E.800).

Nhà cung cấp dịch vụ cần phải đưa ra các tham số chất lượng mạng sao cho vừa đảm bảo được lợi ích kinh tế vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Thông thường, có năm giá trị đánh giá NP được xem như có ảnh hưởng quan trọng nhất đến QoS (đặc biết với các dịch vụ mạng dựa trên công nghệ gói).

• Độ khả dụng (Availability): là độ tin cậy và độ ổn định của hệ thống, thể hiện khả năng sẵn sàng phục vụ. Độ khả dụng thường được tính trên cơ sở thời gian ngừng hoạt động trên tổng số thời gian hoạt động của hệ thống mạng.

• Thông lượng (Throughput): tốc độ truyền tải dữ liệu thực tế mà hệ thống có thể cung cấp.

• Tỷ lệ mất gói (Packet loss): là dữ liệu gói bị mất do tắt nghẽn ở các node hoặc xảy ra trên chính các đường truyền dữ liệu.

• Trễ (Delay): là khoảng thời gian để dữ liệu truyền từ nguồn tới đích.

• Biến động trễ (Jitter): là sự khác biệt về trễ của các gói khác nhau trong cùng một luồn lưu lượng.

b. Quan điểm người sử dụng dịch vụ:

Người sử dụng thông thường không quan tâm đến việc một dịch vụ được thực thi cụ thể như thế nào. Họ chỉ quan tâm so sánh cùng một dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung cấp khác nhau, với các thông số chất lượng định hướng người dùng. Các tham số này đi vào tất cả các khía cạnh của dịch vụ từ quan điểm của người dùng, tập trung vào các yếu tố tác động đến cảm nhận của người dùng chứ không phải nguyên nhân của chúng trong hệ thống, độc lập với kiến trúc và công nghệ mạng, có thể được đo lường khách quan hoặc chủ quan, từ các thông số này, có thể dễ dàng liên hệ đến các thông số NP.

Viện tiêu chuẩn viễn thông ETSI Châu Âu (European Telecommunications Standards Institute). Các dịch vụ khác nhau có đặc trưng và yêu cầu NP khác nhau có thể được chia thành 8 nhóm.

Hình 2.3: Mô hình các nhóm QoS dịch vụ

Dựa vào sự khác nhau này, lưu lượng được chia thành các lớp khác nhau (Class of Service). Trên cơ sở các lớp này mà tiến hành phân chia tài nguyên, đảm bảo tận dụng tối đa tài nguyên mạng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các vấn đề về QoS trong mạng IPTV (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w