II- Nội dung của luật phá sản doanh nghiệp
4. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
4.1. Trường hợp tòa án tuyên bố phá sản:
Đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản, thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền tạm ứng án phí phá sản do toà án ấn định, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp hợp tác xã không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng án phí thì toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
- Sau khi thụ lý đơn và nhận các giấy tờ, tài liệu do các bên có liên quan gửi đến, toà án ra quyết định tuyên bố phá sản nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản nhưng còn nhưng không đủ để thanh toán chi phí.
Các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, toà án phải gửi quyết định này cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó, cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và cho các chủ nợ, những người mắc nợ, đồng thời, phải đăng lên báo đại phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong 3 số liên tiếp.
Chương V: CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Sinh viên hiểu và vận dụng các kiến thức về tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại. Ngững quy định pháp lý về các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại và những quy định pháp lý của Luật trọng tài thương mại hiện hành. Người học phải hiểu được các nội dung cơ bản như: Xác nhận loại tranh chấp thương mại mà định hướng phương thức áp dụng giải quyết tranh chấp trong thương mại cho phù hợp.
NỘI DUNG:
- Khái niệm chung về tranh chấp thương mại; - Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại.