Khái niệm về phá sản doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT KINH tế (Trang 60 - 61)

1- Khái niệm

Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu (Điều 3 Luật phá sản 2004).

Như vậy, Luật phá sản coi việc mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi các chủ nợ có yêu cầu là căn cứ cơ bản và duy nhất để mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn có thể được hiểu như sau:

+ Mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt tài sản. Doanh nghiệp có thể còn nhiều tài sản nhưng những tài sản đó không thể bán được và vì vậy, doanh nghiệp không có tiền để thanh toán các khoản nợ.

+ Mất khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng doanh nghiệp không thanh toán được nợ mà nó còn thể hiện doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, không trả được nợ, không có lối thoát trừ phi có sự can thiệp của toà án hoặc sự giúp đỡ cho các chủ nợ.

+ Bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với biểu hiện bên ngoài là trả được nợ hay không trả được nợ.

Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã bị phá sản mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ được coi là bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản.

Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi các chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.

* Đối tượng áp dụng của luật phá sản doanh nghiệp

- Áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ( gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ quy định thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã họat động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công ích thiết yếu.

*- Mục đích của luật phá sản

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính doanh nghiệp mắc nợ - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ giúp chủ nợ lấy được nợ

- Là công cụ tái tổ chức lại Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ góp phần cơ cấu lại nền kinh t ế

- Góp phần bảo vệ trật tự kỷ cương XH.

2- Phân biệt giữa phá sản và giải:

Giải thể doanh nghiệp Phá sản doanh nghiệp Lý do

- Có phạm vi rộng - Mục tiêu đề ra không thể đạt được - Mục tiêu đề ra đã hoàn thành xong - Bị thu hồi giấy phép hoạt động do vi phạm nghiêm trọng pháp luật

- Có phạm vi hẹp

- Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn

Cơ quan quyết định

- Do những người chủ nợ cơ sở tự quyết định

- Do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định

- Việc quyết định thuộc thẩm quyền của Tòa án

Thủ tục tiến hành

Là thủ tục hành chính Là thủ tục tư pháp

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động - Xoá tên cơ sở sản xuất kinh doanh trong sổ đăng ký kinh doanh.

- Doanh nghiệp có thể chấm dứt hoạt động - Doanh nghiệp thay dổi chủ sở hữu, vẫn tiếp tục hoạt động

Thái độ của nhà nước đối với chủ sở hữu, quảnlý doanh nghiệp

- Chủ doanh nghiệp có thể thành lập một

doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh - Chủ doanh nghiệp bị cấm hành nghề trong một thời gian nhất định

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT KINH tế (Trang 60 - 61)