NỘP BỘ CÂU HỎI, XEM PHẢN BIỆN, CHỈNH SỬA LẠI CÂU HỎI

Một phần của tài liệu Tài liệu Dạy học và kiểm tra đánh giá môn Địa lý THCS (Trang 141 - 151)

2.1. Nộp bộ câu hỏi

- Thầy cô soạn câu hỏi theo chủ đề trên phần mềm Microsoft Word. Mỗi file Word có thể chứa một hoặc nhiều câu hỏi khác nhau của cùng một chủ đề và cùng một mức độ khó (Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp, Vận dụng cao).

- Để nộp file, kích chuột vào nút “Danh sách câu hỏi(Hình 6, số 1) rồi kích chuột vào nút “Thêm câu hỏi(Hình 6, số 2).

Hình 6

- Sau khi kích vào nút “Thêm câu hỏi”, một trang mới xuất hiện. Trang này cho phép ta nhập vào một câu hỏi mới (Hình 7):

+ Nhập chủ đề của bộ câu hỏi (Hình 7, số 1)

+ Chọn lớp (Hình 7, số 2)

+ Chọn lĩnh vực chính (Hình 7, số 3)

+ Chọn mức độ khó của bộ câu hỏi (Hình 7, số 4)

+ Chọn các lĩnh vực liên quan (Hình 7, số 5)

+ Chọn tập tin và chờ tập tin được upload thành công (Hình 7, số 6)

Hình 7 2.2. Xem thông tin về câu hỏi

Ta có thể xem lại thông tin về câu hỏi vừa upload lên trong bảng danh sách câu hỏi

(Hình 8, số 1). Ngoài ra, trong bảng thống kê các câu hỏi này, ta có thể xem được nhiều thông tin khác nhau:

+ Download bộ câu hỏi đã upload lên để kiểm tra lại (Hình 8, số 2)

+ Theo dõi số người đã phản biện câu hỏi này (Hình 8, số 3). Nếu câu hỏi nào đã có người phản biện, màu nền của câu hỏi sẽ chuyển sang màu thẫm.

Hình 8 2.3. Chỉnh sửa lại câu hỏi

Nếu phát hiện có những thông tin sai trong bộ câu hỏi, ta có thể chỉnh sửa lại bằng cách kích chuột vào nút “Chỉnh sửa(Hình 9, số 1). Khi đó, một cửa sổ mới sẽ xuất hiện ngay phía dưới (Hình 9, số 2) và ta có thể tiến hành điều chỉnh rồi lưu lại. Việc này tương tự như mục 2.1 đã được trình bày ở phía trên.

Hình 9 2.4. Xem thông tin phản biện

Nếu bộ câu hỏi đã được phản biện, ta có thể xem thông tin mà các phản biện đã góp ý cho bộ câu hỏi.

+ Kích chuột vào tên chủ đề (Hình 10, số 1). Một cửa sổ mới sẽ hiện ra (Hình 10, số 2).

+ Tải file góp ý của phản biện xuống (Hình 10, số 3)

+ Nếu cần thay đổi, chỉnh sửa lại câu hỏi theo góp ý của phản biện, ta thực hiện bước chỉnh sửa câu hỏi như mô tả trong mục 2.3 được trình bày ở trên.

Hình 10

III. PHẢN BIỆN BỘ CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÁC

3.1. Phản biện

- Khi được phân công phản biện, thầy cô có thể nhìn thấy các câu hỏi đó trên hệ thống bằng cách kích chuột vào nút “Danh sách phản biện(Hình 11, số 1), rồi chọn mục “Danh sách chờ phản biện(Hình 11, số 2). Khi đó, các câu hỏi chờ được phản biện hiện ra (Hình 11, số 3).

- Việc phản biện được thực hiện theo quy trình sau: + Chọn chủ đề (Hình 11, số 4)

+ Download bộ câu hỏi xuống và đọc (Hình 11, số 5)

+ Ghi ý kiến phản biện ra một file Word và upload file đó lên bằng cách kích chuột vào nút “Browse” rồi chọn file (Hình 11, số 6).

+ Gửi phản biện lên hệ thống bằng cách kích chuột vào nút “Gửi phản biện(Hình 11, số 7).

Hình 11 3.2. Sửa phản biện đã gửi đi

Nếu ta gửi nhầm file phản biện hoặc muốn điều chỉnh lại những ý kiến đóng góp cho tác giả của bộ câu hỏi, ta có thể chỉnh sửa lại như sau:

- Hiển thị “Danh sách đã phản biện(Hình 12, số 1). Khi đó danh sách các bộ câu hỏi do thầy cô đã phản biện sẽ hiện ra ở phía dưới (Hình 12, số 2).

- Kích chuột vào nút “Chỉnh sửa(Hình 12, số 3), một cửa sổ mới hiện ra (Hình 12, số 4).

- Upload file phản biện mới đã chỉnh sửa lên để thay cho file cũ bằng cách kích chuột vào nút “Browse(Hình 12, số 5) và chọn file mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Sỹ Anh (9/2013), Tìm hiểu về kiểm tra đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực, Tạp chí khoa học – Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, số 50.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Chương trình giáo dục phổ thông - Những vấn đề chung, NXB Giáo dục.

3. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2014), Lý luận dạy học hiện đại – Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm.

7. Tôn Quang Cường (2010), Thiết kế dạy học theo quy trình tiếp cận chuẩn quốc tế (Tài liệu tập huấn giáo viên trường THPT Chuyên), Hà Nội.

8. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (1996), Lý luận dạy học Địa lí (phần Đại cương), NXB ĐHQG Hà Nội.

9. Đặng Văn Đức (2005), Lí luận dạy học Địa lí (Phần đại cương), Nxb Đại học Sư phạm. 10. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 8 (Khóa XI). 11. Cấn Thị Thanh Hương (2011), Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 62 14 05 01, Trường Đại học Giáo dục.

12. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Tài liệu kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Tài liệu tập huấn.

13. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm.

14. Luật giáo dục (2005).

15. Phạm Thu Phương (2007), Đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí THCS (bản đánh máy).

16. Dự án Việt - Bỉ, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

17. The Boeing Company, Centre for Learning Connections (1999), Performance asessment and Curriculum Development (Guidebook Volume II), Washington State Board forr Community and Technical Colleges.

18. Geoffrey Petty (2003), Dạy học ngày nay, Vietnam – Belgium Teacher Training Project, Hanoi project office.

19. NCVET (2008), Assessment in Competency – Based education, The OAS Hemispheric Project on School Management an Education Certification for Training and Accreditation of Labour and Key Competencies in Secondary Education.

20. Singapore Workforce Development Agency (14 October 2012), Develop Competency-Based Assessment Plans, Quality Assurance Division Develop Competency- Based Assessment Plans Version 1.1.

Một phần của tài liệu Tài liệu Dạy học và kiểm tra đánh giá môn Địa lý THCS (Trang 141 - 151)