KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG

Một phần của tài liệu Tài liệu Dạy học và kiểm tra đánh giá môn Địa lý THCS (Trang 88 - 91)

GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

1. Các khái niệm cơ bản

Đánh giá (Assessment): Đánh giá trong dạy học bao gồm các hoạt động thu thập thông tin về một lĩnh vực nào đó, nhận xét và phán xét đối tượng đó trên cơ sở đối chiếu các thông tin thu nhận được với mục tiêu được xác định ban đầu. Từ đó đề xuất những biện pháp làm thay đổi thực trạng, điều chỉnh để nâng cao hiệu quả dạy học.

Kiểm tra (Test): Là một quá trình mà các mục tiêu và các tiêu chí đi kèm được định ra từ trước, trong đó chúng ta kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với các mục tiêu và tiêu chí đã xác định.

Quá trình kiểm tra thường hướng tới kiểm tra 3 thành phần

• Kiến thức (knowledge)

• Kĩ năng (skill)

• Thái độ (attitude)

• Năng lực (competency)

Đo lường (Measurement): Là một cách đánh giá căn cứ vào sự ghi chép và lượng hóa các thông tin thành điểm số (Ví dụ: điểm từ 0 đến 10) hoặc mức độ (Ví dụ: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu) dựa trên một hệ quy tắc.

Những thành phần trên có mối quan hệ với nhau, tùy theo mục đích mà quá trình đánh giá có hay không các thành phần kiểm tra và đo lường.

Tình huống 1: Đánh giá không có đo lường và kiểm tra

Tình huống 2: Đánh giá có đo lường

Tình huống 3: Kiểm tra – đánh giá

Đánh giá năng lực: Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng thực hiện một công việc cụ thể dựa trên việc kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với yêu cầu sản phẩm đầu ra của quá trình giáo dục.

2. Mục tiêu của kiểm tra đánh giá

- Đối với học sinh:

• Cung cấp những thông tin phản hồi về quá trình học tập, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân.

• Xác nhận kết quả học tập của người học.

• Phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động của người học.

- Đối với giáo viên:

• Biết được trình độ chung của người học, những học sinh có tiến bộ, những học sinh sút kém để có thể động viên và giúp đỡ kịp thời.

• Kết quả đánh giá giúp giáo viên xem xét và điều chỉnh lại phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện hành. Quá trình đánh giá Quá trình thu thập thông tin Quá trình đánh giá Quá trình thu thập thông tin Quá trình đánh giá Quá trình kiểm tra Quá trình đo lường Quá trình thu thập thông tin Quá trình đo lường

- Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Giúp nhà quản lí có động thái uốn nắn. điều chỉnh, động viên, khuyến khích kịp thời giáo viên và học sinh.

3. Các hình thức đánh giá

Tùy theo cơ sở phân loại, người ta phân ra nhiều hình thức đánh giá như sau:

Việc vận dụng những hình thức đánh giá trên như thế nào vào quá trình giáo dục ở trường phổ thông phụ thuộc nhiều vào quan điểm về đánh giá…

4. Các phương pháp đánh giá

Các phương pháp đánh giá truyền thống

• Bài kiểm tra tự luận

• Bài kiểm tra trắc nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Kiểm tra vấn đáp

• Kiểm tra thực hành

Đối tượng sử dụng các phương pháp đánh giá này thường là giáo viên, học sinh rất ít có cơ hội được tham gia vào quá trình đánh giá.

Các phương pháp đánh giá hiện đại

Ngoài những phương pháp đánh giá trên, quan điểm đánh giá hiện đại còn sử dụng các phương pháp đánh giá sau:

• Quan sát

• Trao đổi

Tập trung vào đánh giá nhận thức năng cứng của người được đánh giá.

Tập trung vào đánh giá việc vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của người được đánh giá vào những tình

• Trình diễn

• Hồ sơ đánh giá

• Đánh giá sản phẩm dự án

• Đánh giá qua các tình huống thực tế

Đối tượng sử dụng các phương pháp đánh giá này là giáo viên và học sinh, điều đó đồng nghĩa với việc học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá.

Một phần của tài liệu Tài liệu Dạy học và kiểm tra đánh giá môn Địa lý THCS (Trang 88 - 91)