Câu hỏi và bài tập minh họa

Một phần của tài liệu Tài liệu Dạy học và kiểm tra đánh giá môn Địa lý THCS (Trang 111 - 120)

III. HƯỚNG DẤN BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG

2.Câu hỏi và bài tập minh họa

2.1. Chương trình Địa lí 6

* Chủ đề: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất

* Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực được hình thành Nội

dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

Địa hình

Nêu được khái niệm nội lực và ngoại lực.

Nêu được hiện

Trình bày được tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Nhận biết được 4 dạng địa hình qua tranh ảnh, mô hình. Liên hệ thực tế địa hình địa phương. Đưa ra được

Nội

dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

tượng động đất và núi lửa Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi, núi.

Đất. Trình bày được tác hại của động đất và núi lửa. Trình bày được ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp.

Đọc bản đồ địa hình tỉ lệ lớn. những giải pháp nhằm hạn chế những thiệt hại do động đất và núi lửa gây ra.

Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh địa lí, mô hình, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

* Câu hỏi và bài tập theo các mức độ nhận thức NHẬN BIẾT

Câu 1. Đọc đoạn thông tin dưới đây, điền vào chỗ trống sao cho đúng với khái niệm nội lực và khái niệm ngoại lực.

Những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất gọi là ……….

Những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu gồm hai quá trình: quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực gọi là………..

Câu 2. Hãy điền các từ " dưới sâu ; rung chuyển ; tự nhiên " vào chỗ trống sao cho phù hợp với hiện tượng động đất.

Động đất là một hiện tượng ...(1)... xảy ra đột ngột từ một điểm ở ...(2)... trong lòng đất, làm cho các lớp đất đá gần mặt đất ...(3)... dữ dội, nhà cửa, cầu cống bị phá hủy và tai hại nhất là làm cho nhiều người bị thiệt mạng.

Núi lửa là hiện tượng

A. măcma phun trào ra ngoài mặt đất. B. đất đá gần mặt đất rung chuyển dữ dội. C. phong hóa các loại đá trong lòng đất. D. hai địa mảng tách xa nhau.

Câu 4. Hãy ghép nối các ý ở cột A với cột B sao cho hợp lí

A. Địa hình B. Đặc điểm hình dạng, độ cao

1. Bình nguyên Một dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, nhưng độ cao tương đối của nó thường không quá 200 m.

2. Cao nguyên Một dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Độ cao tuyệt đối của nó thường dưới 200 m, nhưng cũng có nơi cao gần 500 m.

3. Núi Một dạng địa hình thường có độ cao tuyệt đối trên 500 m. Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

4. Đồi Một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao thường trên 500m so với mực nước biển, có đỉnh nhọn, sườn dốc.

THÔNG HIỂU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 1. Nội lực và ngoại lực có tác động như thế nào đến địa hình bề mặt Trái Đất ? Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ?

Câu 2. Đọc bản tin ngắn và quan sát hình ảnh dưới đây, cho biết tác hại của động đất.

Philippin: Đảo du lịch tan hoang sau động đất

“Một trận động đất cấp độ 7 xảy ra ngày 15/10/2013 tại đảo Bohol, tương đương khoảng 32 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima”, ông Solidum (giám đốc điều hành Viện địa chất và núi lửa Philippin) phát biểu trên truyền hình tại buổi họp báo.

Theo hãng tin AP AFP, con số thương vong đã lên tới 73 người. Trên đảo Bohol, nhiều công trình xây dựng, đường bị rạn nứt, cầu bị sập. Thiệt hại lớn cũng xảy ra tại thành phố Cebu đông dân cư, nằm cách Bohol một eo biển hẹp do một cảng cá và trần của một khu chợ bị sập.

Một số hình ảnh động đất ở Philippin (15/10/2013)

(Nguồn: http://dantri.com.vn)

Câu 3. Hãytrình bày ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp.

VẬN DỤNG THẤP

Câu 1. Hãy cho biết, trong các hình dưới đây, hình nào là dạng địa hình đồng bằng, cao nguyên, đồi và núi? Tại sao?

Câu 2. Dựa vào hình dưới đây cho biếtđịa hình cao nguyên giống và khác địa hình đồng bằng ở điểm nào?

Câu 3. Quan sát hình và dựa vào kiến thức đã học hãy :

a) Sơ đồ núi già b) Sơ đồ núi trẻ

a) Hoàn thành bảng sau

Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ

Núi Đỉnh núi Sườn núi Thung lũng

Núi già

b) Cho biết vì sao lại có sự khác nhau về đỉnh, sườn và thung lũng giữa núi già và núi trẻ?

Câu 3. Căn cứ vào cách phân loại núi theo độ cao, hãy cho biết các núi sau, núi nào thuộc loại núi thấp, núi trung bình và núi cao.

Đỉnh núi Độ cao tuyệt đối (m) Loại núi

Bà Đen (Tây Ninh) 986

Ngọc Linh (Kon – tum) 2598

Phan-xi-păng (Lào Cai) 3143

Tản Viên (Hà Nội) 1287

Yên Tử (Quảng Ninh) 1068

Câu 4. Dựa lược đồ địa hình tỉ lệ lớn dưới đây

a) Hãy xác định trên lược đồ hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2.

b) Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu?

c) Dựa vào các đường đồng mức, tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3.

d) Dựa vào tỉ lệ lược đồ, tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e) Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn?

Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) mô tả địa hình quê hương em và ý nghĩa của dạng địa hình đó đối với sản xuất.

Câu 2. Nước ta có động đất không? Khi có động đất em phải làm gì?

* Gợi ý một số phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học Mức độ nhận

thức Kiến thức, kĩ năng PP

Hình thức dạy học

Nhận biết

Nêu được khái niệm nội lực và ngoại lực. Nêu được hiện tượng động đất và núi lửa Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi, núi.

Hình thành biểu tượng địa lí; trực quan Cả lớp; nhóm Thông hiểu

Trình bày được tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Trình bày được tác hại của động đất và núi lửa.

Trình bày được ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp.

Trực quan; hình thành biểu tượng địa lí; hình thành mối quan hệ nhân quả Cặp đôi; nhóm Vận dụng thấp

Nhận biết được 4 dạng địa hình qua tranh ảnh, mô hình. Đọc bản đồ địa hình tỉ lệ lớn. Trực quan Cá nhân; nhóm Vận dụng cao

Liên hệ thực tế địa hình địa phương.

Đưa ra được những giải pháp nhằm hạn chế những thiệt hại do động đất và núi lửa gây ra. Nêu và giải quyết vấn đề Cá nhân 2.2. Chương trình Địa lí 8 * Chủ đề: Các thành phần tự nhiên

Nội

dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

Thủy văn

- Nêu được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

- Nêu được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ.

- Giải thích được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

- Giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ.

- Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta và của các hệ thống sông lớn - Nhận xét bảng số liệu về sông ngòi.

- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất. - Liên hệ thực tế địa phương

Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.

* Câu hỏi và bài tập theo các mức độ nhận thức NHẬN BIẾT

Câu 1. Hãy nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

Câu 2. Hãy cho biết sự khác nhau về chế độ nước và về mùa lũ của sông ngòi ở Bắc Bộ và Trung Bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THÔNG HIỂU

Câu 1. Tại sao lại có sự khác nhau về chế độ nước và về mùa lũ của sông ngòi ở Bắc Bộ và Trung Bộ?

Câu 2. Dựa vào lược đồ các hệ thống sông lớn của Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết vì sao sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung?

VẬN DỤNG THẤP

Câu 1. Dựa vào lược đồ các hệ thống sông lớn của Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam

Câu 2. Cho bảng số liệu: Lượng mưa và lưu lượng theo các tháng trong năm tại lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây), hãy phân tích mối quan hệ giữa lượng mưa và lưu lượng nước ở lưu vực sông Hồng.

Câu 3. Dựa vào bảng dưới đây, em hãy nêu nhận xét về chế độ nước của sông ngòi nước ta.

VẬN DỤNG CAO

Câu 1. Sông ngòi vùng Bắc Bộ/hoặc Nam Bộ/hoặc Trung Bộ có tác động như thế nào đối với đời sống và sản xuất?

Câu 2. Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện sự thay đổi lưu lượng nước ở một con sông mà em biết.

* Gợi ý một số phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học Mức độ nhận

thức Kiến thức, kĩ năng PP

Hình thức dạy học

Nhận biết

- Nêu được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

- Nêu được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ.

Đàm thoại gợi mở; trực

Mức độ nhận

thức Kiến thức, kĩ năng PP

Hình thức dạy học

Thông hiểu

- Giải thích được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

- Giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ. Trực quan; hình thành mối quan hệ nhân quả Cặp đôi; nhóm Vận dụng thấp - Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta và của các hệ thống sông lớn

- Nhận xét bảng số liệu về sông ngòi.

Trực quan Cá nhân; nhóm

Vận dụng cao

- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất.

- Liên hệ thực tế địa phương

Nêu và giải quyết vấn đề

Cá nhân; cặp đôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Dạy học và kiểm tra đánh giá môn Địa lý THCS (Trang 111 - 120)