Về cơ chế liên kết hoạt động giữa các labo trong các trường đại học y

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị xét nghiệm y tế tại các trường đại học y của việt nam (nghiên cứu trường hợp tại đại học y hà nội) (Trang 71 - 73)

11. Cấu tru ́c luâ ̣n văn

3.2.2.Về cơ chế liên kết hoạt động giữa các labo trong các trường đại học y

* Đối với các trường đại học Y có bệnh viện thực hành của nhà trường

- Trường hợp đưa các máy móc dưới quyền quản lý của khoa, bộ môn đến đặt tại bệnh viện để cùng sử dụng cho mục đích chẩn đoán, khám chữa bệnh bên

70

cạnh chức năng phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học: các cán bộ của bộ môn cũng tham gia việc vận hành, thực hiện các hoạt động chẩn đoán, xét nghiệm. Các hoạt động này được chi trả thù lao theo quy định của bệnh viện.

- Trường hợp đặt máy móc tại khoa, bộ môn:

+ Kinh phí khấu hao máy móc: đơn vị nào gửi kinh phí khấu hao máy móc sẽ chịu trách nhiệm sửa chữa máy móc khi bị hỏng. Kinh phí khấu hao máy móc và số năm cần khấu hao sẽ dựa vào giá trị máy móc khi mua.

+ Cơ chế chi trả cho các xét nghiệm làm dịch vụ cho bệnh viện, các đơn vị hợp tác thỏa thuận phù hợp.

Các bộ môn sẽ lập kế hoạch mua sắm vật tư hóa chất, dự kiến kinh phí mua hóa chất và khi mua hóa chất cần có hóa đơn tài chính để khi quyết toán với cơ quan thuế có cơ sở để tính toán phù hợp. Đối với thủ tục mua sắm hóa chất sẽ tuân theo quy định chung. Các xét nghiệm đưa vào dịch vụ cần đăng ký với bệnh viện và trên cơ sở đó bệnh viện sẽ đưa vào danh mục xét nghiệm dịch vụ và đăng ký với cơ quan thuế.

* Đối với các trường đại học Y chưa có bệnh viện thực hành

Nhà trường xây dựng một quy chế quản lý chung và cho phép dùng chung đối với các khoa, bộ môn của nhà trường các trang thiết bị y tế (Trung tâm trang thiết bị công nghệ cao); thống kê, quản lý đầy đủ danh mục, tình trạng sử dụng của các thiết bị, phòng hoặc ban quản lý Vật tư trang thiết bị làm đầu mối quản lý, trong đó:

+ Các trang thiết bị đặt tại các labo của khoa, bộ môn và cử cán bộ chuyên trách quản lý các trang thiết bị này.

+ Các đơn vị lập thời khóa biểu sử dụng và vận hành trang thiết bị theo tuần và theo tháng, gửi về phòng quản lý vật tư - trang thiết bị để đơn vị này nắm được tần suất và lịch sử dụng của các máy móc làm cơ sở điều phối.

71

+ Các đơn vị trong nhà trường có nhu cầu sử dụng trang thiết bị cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu cần đăng ký trước với phòng quản lý Vật tư - Trang thiết bị tối thiểu 1 tuần.

+ Các đơn vị tự chi trả vật tư tiêu hao từ nguồn kinh phí đề tài hoặc có kế hoạch cụ thể dùng chung vật tư tiêu hao sử dụng trong giảng dạy, nghiên cứu nhằm tránh lãng phí vì một số loại hóa chất có chi phí rất lớn khi sử dụng.

+ Nhà trường xây dựng quy chế quản lý, vận hành, sử dụng đối với các trang thiết bị, có quy định rõ ràng, cơ chế ràng buộc trách nhiệm phân minh nhằm trách sự sử dụng bừa bãi, thiếu trách nhiệm của các cá nhân hoặc đơn vị.

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị xét nghiệm y tế tại các trường đại học y của việt nam (nghiên cứu trường hợp tại đại học y hà nội) (Trang 71 - 73)