Chính sách xã hội

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay pptx (Trang 31 - 40)

IV Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý của nhà

6-Chính sách xã hội

Mở rộng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, áp dụng bắt buộc đối với các cơ quan, các doanh nghiệp. Tổ chức quản lý và sử dụng tốt các quĩ bảo hiểm, bảo đảm đời sống của người nghỉ hưu. Mở rộng các quĩ làm việc nghĩa, việc thiện của nhân dân.

Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin đại chúng và các phương tiện vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá - tinh thần của nhân dân. Chú trọng các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và các vùng nông thôn có nhiều khó khăn.

Tăng nhanh số lượng các sản phẩm văn hoá, văn học nghệ thuật báo chí có chất lượng cao về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật.

Từng bước hiện đại hoá các ngành phát thanh, truyền hình điện ảnh in, xuất bản. Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh và truyền hình tăng công suất phát sóng truyền thanh truyền hình. Tiếp tục thực hiện 3 chương trình quốc gia về văn hoá thông tin: bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử và các di sản văn hoá dân tộc, xây dựng đời sống văn hoá trong đó chú trọng vấn đề gia đình văn hoá, làng bản văn hoá, nếp sống văn minh đô thị. Mở rộng giao lưu văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao với các dân tộc nhất là với các nước trong khu vực. Tăng cường các biện pháp và phối hợp lực lượng của toàn xã hội, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đấu tranh bền bỉ và mạnh mẽ nhằm ngăn chặn, loại trừ các văn hoá phẩm độc hại và các tệ nạn xã hội.

Cải thiện các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ cho mọi người, từng bước nâng cao thể trạng và tầm vóc, trước hết là nâng cao thể lực bà mẹ trẻ em.

Thực hiện chương trình dinh dưỡng quốc gia. Phát triển các hoạt động tình nghĩa trong xã hội, chăm sóc tốt hơn người có công với nước gia đình thương binh, liệt sỹ, những người khó khăn trong cuộc sống, người tàn tật, người già không nơi nương tựa và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tóm lại, hơn bao giờ hết chúng ta cần phải luôn luôn kết hợp chặt chẽ kinh tế với xã hội, xã hội với kinh tế. Mục tiêu ổn định tình hình giải phóng năng lực sản xuất không chỉ là phát triển sản xuất mà còn là giải quyết các vấn đề xã hội từ công ăn việc làm đến đời sống vật chất và văn hoá bồi dưỡng sức dân, xây dựng các quan hệ xã hội tốt đẹp, lối sống lành mạnh, thực hiện công bằng xã hội với ý thức người lao động là lực lượng sản xuất lớn nhất là chủ thể của xã hội.

- Về phía nhà nước.

Để nâng cao vai trò quản lý nền kinh tế vĩ mô bản thân nhà nước cần phải cải cách một số đặc thù xấu còn tồn tại từ trước. Cụ thể là.

1 - Cải cách nền hành chính nhà nước:

Nhà nước cần phải tiến hành công cuộc cải cách hành chính dựa trên cơ sở pháp luật và đồng bộ trên các mặt. Cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ và công chức hành chính.

- Về cải cách thể chế hành chính: Thực hiện cải cách cơ bản các thủ tục hành chính cả về thể chế và tổ chức thực hiện loại bỏ những khâu bất hợp lí và phiền hà, ngăn chặn tệ cửa quyền tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật.

Về tổ chức bộ máy: chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, qui chế hoạt động của bộ máy hành chính các cấp. Làm cho bộ máy tinh gọn bảo đảm sự điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt có hiệu lực từ chính phủ đến chính quyền địa phương, cơ sở đồng thời phát huy tính chủ động, năng động của địa phương cơ sở. Xác định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương. Kiện toàn bộ máy chính quyền cấp huyện và cơ sở đủ sức

quản lý, giải quyết kịp thời đúng thẩm quyền những vấn đề cuộc sống đặt ra và nhân dân đòi hỏi.

- Về đội ngũ cán bộ, công chức hành chính: Xây dựng và ban hành văn bản pháp qui về chế độ công vụ và công chức. Định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền, quyền lợi và kỷ luật công chức hành chính. Qui định các chế độ đào tạo tuyển dụng sử dụng công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước vừa có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao vừa giác ngộ chính trị có tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ, công tâm, vừa có đạo đức, liêm khiết khi thừa hành công vụ.

2 - Cải cách phương thức quản lý nền kinh tế của nhà nước:

Sức mạnh của quản lý nhà nước chính là nhờ ở phương hướng hoạt động đúng đắn và nghệ thuật phối hợp các hoạt động toàn xã hội theo trật tự và phương hướng đã đề ra. Quản lý theo mệnh lệnh tác động trực tiếp đến đối tượng thực hiện. Còn quản lý vĩ mô tác động gián tiếp đến các đối tượng, gây nên phản ứng dây chuyền và từ đó có thể gặt hái những thành quả to lớn. Nếu sử dụng các công cụ quản lý vi mô một cách riêng lẻ như quản lý theo mệnh lệnh chẳng những kém hiệu quả mà có thể gây nên những thiệt hại nặng nề do tác động triệt tiêu lẫn nhau trong cả hệ thống dây chuyền. Vì vậy nhà nước cần phải tăng cường phối hợp các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô bằng cách.

- Tổ chức một bộ phận cán bộ chuyên trách đủ mạnh để: giúp chính phủ nghiên cứu một cách đồng bộ hệ thống mô hình cần tạo lập và lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Hình thành chương trình đổi mới toàn diện và những giải pháp thực hiện từng bước một cách nhất quán. Giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng của Chính phủ trong việc phối hợp các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô: kế hoạch ngân sách, tiền tệ, lao động tiền lương, khoa học kỹ thuật ngành và địa phương...hạn chế những mâu thuẫn trong sử dụng các công cụ quản lý kinh tế - xã hội.

- Tăng cường điều hành hướng dẫn giảm mạnh vai trò điều hành trực tiếp có tính chất sự vụ của thủ tướng chính phủ, tăng cường hệ thống thông tin và hình thức phối hợp liên bộ trong điều hành vĩ mô. Cần giao cho một cơ quan có trách

nhiệm chủ trì phối hợp thực hiện đường lối chính sách và mục tiêu của nhà nước đã xác định. Trường hợp có những ý kiến xa nhau mới trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Cần hệ thống hoá việc sử dụng các công cụ quản lý vì tác động vĩ mô là tác động gián tiếp, gây phản ứng dây chuyền để đạt được hiệu quả tổng thể. Không thể tách rời việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý với nghiên cứu cơ chế quản lý. Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ việc sử dụng cơ cấu ngân sách gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện qui trình hợp lý trong việc chuẩn bị ban hành các chính sách một cách có hệ thống.

c - Kết luận

Trong thời đại ngày nay việc nâng cao vai trò quản lý kinh tế của nhà nước là xu hướng khách quan đối với mọi quốc gia không phân biệt thể chế chính trị. Ngày nay không có một nhà nước nào đứng ngoài đời sống kinh tế, không có một nền kinh tế thị trường nào hoạt động thuần tuý mà ở những mức độ khác nhau đều có sự can thiệp của nhà nước. Nhà nước không còn được quan niệm giản đơn là người giữ trật tự, làm trọng tài mà nhà nước nằm trong cơ cấu kinh tế, điều tiết từ bên trong nền kinh tế. Mọi quốc gia các trường hợp kinh tế phát triển thành công hay suy thoái, giàu hay nghèo, ổn định hay rối loạn đều tìm thấy nguyên nhân chủ yếu ở vai trò kinh tế của nhà nước. Vì thế chuyển sang kinh tế thị trường chỉ là điều kiện cần còn điều kiện đủ phải là vai trò kinh tế của nhà nước. Do vậy việc chuyển nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu khách quan của nền kinh tế, phù hợp với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, là con đường đúng đắn nhất mà Đảng và nhà nước ta đã chọn để đưa đất nước tiến lên sánh vai cùng cường quốc năm châu như lời Hồ Chí Minh đã dặn. Cơ chế mới với nhiều thách thức mới do đó hơn bao giờ hết cần thiết phải có vai trò kinh tế của nhà nước để đảm bảo cho sự phát triển là hiệu quả nhất và giữ vững được định hướng XHCN mà chúng ta đã xây dựng bằng mồ hôi và xương máu trong suốt 2 cuộc chiến tranh trường kỳ.

Tài liệu tham khảo

1 - Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI NXB sự thật - 1987 2 - Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII

NXB sự thật - 1991 3 - Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII

NXB sự thật - 1996 4 - Kinh tế chính trị Mác - Lê nin (tập II)

NXB giáo dục - 1998

5 - Cơ chế thị trường và vai trò nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam NXB thống kê - 1991

Chủ biên: GS.TS Lương Xuân Quỳ 6 - Kinh tế thị trường định hướng XHCN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NXB thống kê - 1991 Tác giả: PTS. Nguyễn Cúc 7 - Tạp chí kinh tế phát triển số 13/96

Bài “Vai trò nhà nước trong việc định hướng XHCN kinh tế thị trường của nước ta”

Tác giả: Dương Thị Liễu

8 - Tạp chí nghiên cứu phát triển số 102/99

Bài “Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường “ Tác giả: TS Vũ Anh Tuấn.

mục lục

Lời nói đầu ...1

A - đặt vấn đề ...3

B - Giải quyết vấn đề ...4

I - Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước. ...4

1 - Các lý luận về vai trò kinh tế của Nhà nước ...4

2 - Vai trò kinh tế của nhà nước nói chung trong lịch sử. ...6

II - Tính tất yếu khách quan về vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế ở Việt Nam. ...7

1 - Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta ...7

2 - Quá trình chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới ...9

3 - Cơ chế thị trường và những ưu khuyết của nó ... 10

4 - Vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế ... 12

5 - Đặc trưng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ... 16

III - Mục tiêu và chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước ... 19

1 - Mục tiêu ... 19

2 - Chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước ... 20

IV - Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế ... 23

1 - Đối với hệ thống pháp luật ... 23

2 - Đối với công tác kế hoạch và dự báo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 25 3 - Đối với chính sách tài chính tín dụng tiền tệ và giá cả. ... 26

4 - Chính sách lao động, việc làm, thu nhập phân phối. ... 29

5 - Chính sách xuất nhập khẩu ... 30

c - Kết luận ... 35 Tài liệu tham khảo ... 36

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay pptx (Trang 31 - 40)