Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học hiện đại thiết kế bài học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 46 - 52)

Để thục hiện mục đích trên chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:

- Điều tra giáo viên: Trao đổi trực tiếp với giáo viên, xem giáo án cụ thể và dự giờ dạy của giáo viên; Phát phiếu điều tra lấy thông tin từ giáo viên.

- Điều tra học sinh. Trao đổi trực tiếp , dùng phiếu điều tra.

- Trao đổi với lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, thăm quan các phòng dạy học bộ môn.

1.5.2.1. Kết quả điều tra

* Về cơ sở vật chất, đồ dùng DH của GV:

Điều kiện học tập của cả hai trường tương đối đầy đủ, lớp học khang trang đầy đủ bàn ghế. Trang thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, cơ bản được trang bị đầy đủ về số lượng theo danh mục quy định của Bộ giáo dục. Các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy vi tính đã được cấp và mua sắm nhưng mới chỉ được trang bị máy chiếu projector ở một phần ba số lớp nên điều kiện sử dụng còn rất hạn chế.

Mặc dù cơ sở vật chất nhìn chung là khá đầy đủ về số lượng nhưng chất lượng còn rất hạn chế: cả hai trường chưa có phòng học bộ môn Vật lý, kho thí nghiệm hoặc phòng thí nghiệm thường dùng chung với các bộ môn khác như môn Hoá, Sinh… Một số bộ thí nghiệm vật lý chỉ dùng được một lần đã hỏng, thậm chí không xử dụng được. Việc thanh lí và mua sắm bổ sung các thiết bị thí nghiệm hàng năm còn hạn chế rất nhiều.

Về phòng T/N riêng của bộ môn thì cả hai trường đều có, mặc dù đã được trang

bị 12 xong tần suất sử dụng

còn chưa cao và đặc biệt là phòng T/N thực hành đồng loạt của HS còn trật trội nên một số HS không tự giác ít có cơ hội làm T/N. Nhân viên phụ trách phòng T/N thường phải kiêm nhiều việc và không có chuyên môn sâu, GV phải tự tìm và chuẩn bị T/N, mang đến phòng học nên rất khó khăn, nhiều GV ngại làm.

Qua điều tra chúng tôi thấy ở cả hai trường việc trang bị sách giáo khoa (SGK), sách bài tập (SBT) và sách giáo viên (SGV) của bộ môn Vật lý tương đối đầy đủ thuận lợi cho việc soạn giáo án của GV. Nhìn chung sách tham khảo (STK) còn ít, nếu có chỉ là những sách cũ không phù hợp với xu hướng đổi mới chương trình và PP giảng dạy vật lý hiện nay. Cụ thể việc sử dụng sách phục vụ cho giảng dạy ở các trường như sau:

Bảng 1.1: Sử dụng sách phục vụ cho giảng dạy của giáo viên

Trường THPT Số GV Dân tộc SGK, SBT, SGV( % ) STK ( % )

Việt Vinh 6 2 100 85

Kim Ngọc 4 1 100 80

Về HS: Phần lớn HS ở cả hai trường đều có tương đối đầy đủ SGK và SBT môn vật lý song việc sử dụng SBT còn rất ít. Đa số các em không có sách tham khảo, không có tài liệu từ các kênh thông tin khác, kiến thức chỉ tiếp thu từ bài giảng của giáo viên, từ sách giáo khoa.

* Nhận xét: Qua điều tra chúng tôi nhận thấy bản thân một số GV đã thực sự

quan tâm đến việc dạy học của mình song chưa đồng đều, một số GV cần cố gắng để đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Về phía HS, một số em đã có ý thức trong học tập, có hứng thú với bộ môn vật lý. Một bộ phận HS hiện nay còn rất lười học, chưa xác định được động cơ, mục đích học tập đúng đắn.

* Về thực trạng dạy - học Vật lý ở trường THPT hiện nay.

* Đối với giáo viên: Đội ngũ giáo viên ở các trường đều được đào tạo cơ bản từ khoa Vật lí trường Đại Học Sư Phạm. Hầu hết các giáo viên đã có cơ bản những kinh nghiệm giảng dạy môn Vật lí ở trường phổ thông.

Qua trao đổi nhận thấy bài soạn của giáo viên đều soạn theo yêu cầu của bộ môn đề ra, song một số bài soạn chưa xác định đúng trọng tâm kiến thức bài học, soạn theo kiểu diễn giảng là chính hệ thống câu hỏi chưa có liên hệ chặt chẽ với những vấn đề thực tế, thiết thực gần gũi với điều kiện sống của học sinh, cho nên

chưa lôi cuốn và gây hứng thú cho học sinh trong việc giải quyết vấn đề, xây dựng bài mới, chưa xây dựng được hệ thống câu hỏi phát vấn HS đòi hỏi phát triển tư duy ở HS, ít xây dựng tình huống có vấn đề trong học tập.

Về PP giảng dạy: Qua phiếu điều tra và trực tiếp dự giờ ở các trường thực nghiệm, chúng tôi đã thu được kết quả:

Bảng 1.2: Phƣơng pháp dạy học của giáo viên

Phƣơng pháp dạy học, sử dụng phƣơng tiện. Thƣờng xuyên dùng % Đôi khi dùng % Không dùng %

Diễn giảng - Minh hoạ 100 0 0

Thuyết trình - hỏi đáp 80 20 0

Tổ chức tình huống học tập 0 40 60

Pp thực nghiệm 0 50 50

Tổ chức cho HS hoạt động độc lập 0 20 80 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng công nghệ thông tin 0 20 80

Nhận xét chung: Phần lớn GV vẫn duy trì PPDH truyền thống, đã có sự đổi

mới sáng tạo trong giảng dạy nhưng chưa đồng đều chỉ tập chung vào một số ít GV. Trong những tiết dự giờ chúng tôi thấy: GV khi giảng bài có đặt câu hỏi cho HS nhưng chất lượng câu hỏi chưa cao, còn vụn vặt, ít có câu hỏi có tình huống, một số câu hỏi lại quá khó do đó không tạo được cơ hội cho HS tích cực suy nghĩ và GQVĐ cơ bản trong bài học. Trong các tiết học GV rất ít sử dụng T/N để nghiên cứu kiến thức mới.Phần lớn GV được hỏi ý kiến cho biết họ không cho HS làm T/N trên lớp khi nghiên cứu bài mới. Lý do:

- Không có hoặc dụng cụ T/N không đầy đủ (hỏng, mất).

- Nhiều T/N cồng kềnh, lắp ráp mất thời gian dẫn đến cháy giáo án. - Khó ổn định tổ chức HS lúc trước và sau khi T/N.

- T/N nhiều khi không thành công, mất uy tín ...

Đa số GV đều nhận định, nếu sử dụng được nhiều T/N trên lớp sẽ kích thích được sự say mê, hứng thú, sáng tạo của HS trong học tập vật lý song do những khó

khăn nhất định và do GV đã quen nếp dạy, HS đã quen nếp học nên chỉ cần cho HS quan sát một số T/N đơn giản, một số dụng cụ trực quan và chủ yếu GV vẽ hình T/N trên bảng rồi diễn giảng cho HS là đủ.

Đối với học sinh: Qua dự giờ, phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với HS ở 6 lớp

(3 lớp TN, 3 lớp ĐC) ở 2 trường (THPT Việt Vinh, THPT Kim Ngọc) chúng tôi thu được kết quả:

Bảng 1.3: Mục đích, động cơ, hứng thú và cách thức học môn vật lý của HS Số HS Hứng thú học vật lý Cách thức học vật lý Thời gian học vật lý Không Bình thường Theo vở ghi Theo SGK + vở ghi Theo STK Theo nhóm Thường xuyên Thường xuyên trước giờ Vl Trước khi thi, KT Không học 194 85 55 54 145 35 8 6 10 85 194 26 % 43,81 28,35 27,84 74,74 18,04 4,12 3,1 4,7 43,81 100 13,4 Bảng 1.4: Khả năng nhận thức, mức độ tích cực, tự lực của HS Số HS Hiểu bài ngay trên lớp Tích cực

tham gia xây dựng bài

Chú ý

nghe giảng trên lớp

Không Lúc có, lúc không

Thường

xuyên Không Đôi khi Có Không Đôi khi

194 65 70 59 34 85 75 65 26 103

Bảng 1.5: Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến quá trình học tập môn Vật lí Số HS đƣợc KT Nguyên nhân ảnh hƣởng Không có STK Không có thời gian tự học Hoàn cảnh gia đình khó khăn Hạn chế về tư duy, tâm lí Do phương pháp giảng dạy của GV 194 44 48 43 25 34 % 22,7 24,74 22,16 12,87 17,53 Nhận xét chung:

- Đa số HS chưa hăng hái, hứng thú trong học vật lý, ngại phát biểu ý kiến của riêng mình (sợ sai).

- Cách thức học vật lý theo vở ghi là chính, lười suy nghĩ tìm tòi cách thức học tập mới, chủ yếu học theo kiểu đối phó ( khi KT, khi có giờ vật lý mới học).

- Qua việc dự giờ chúng tôi nhận thấy đa số HS miền núi quen thụ động nghe giảng, ghi chép trong giờ học, ít động não, suy nghĩ, khả năng trình bày, diễn đạt trong việc trả lời câu hỏi còn yếu dẫn đến việc vận dụng kiến thức kém.

- Phân tích những ảnh hưởng đến quá trình học tập môn Vật lý của học sinh. Đa số các em không có sách tham khảo, không có tài liệu từ các kênh thông tin khác, kiến thức chỉ tiếp thu từ bài giảng của giáo viên, từ sách giáo khoa. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, có những học sinh là lao động chính trong gia đình nên không có thời gian tự học. Do hạn chế về tư duy, tâm lí còn rụt rè, hạn chế ngôn ngữ. Do phương pháp giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, kĩ năng sử dụng và thực hiện thí nghiệm của giáo viên còn yếu; phòng thí nghiệm, phòng bộ môn cho môn Vật lý chưa có; khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của giáo viên còn yếu kém

Kết luận chƣơng 1

Dựa trên mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục môn Vật lý nói riêng, chúng tôi vận dụng những cơ sở lí luận về các phương pháp dạy học và những phương tiện, tài liệu hỗ trợ để tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT miền núi.

Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh là hoạt động lấy người học là trung tâm, ở đó giáo viên không chỉ dạy học theo cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên để giải quyết những vấn đề đặt ra.

Trên cơ sở phân tích lí luận, tìm hiểu đặc điểm học sinh miền núi và thực trạng dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” ở trên, chúng tôi xây dựng tiến trình dạy học một số bài học chương “Khúc xạ ánh sáng” theo hướng của đề tài.

Chƣơng 2

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC HIỆN ĐẠI THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC CHƢƠNG “ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 11 NHẰM PHÁT HUY

TINH TÍCH CỰC,TỰ LỰC CỦA HỌC SINH THPT MIỀN NÚI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học hiện đại thiết kế bài học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 46 - 52)