Thiết kế môi trường học tập

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học hiện đại thiết kế bài học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 44 - 46)

Bản chất của việc thiết kế môi trường học tập là tổ chức tất cả những yếu tố đã thiết kế trên thành hệ thống các tình huống vật chất mà người dạy và người học trực tiếp tác động đến và qua đó tác động với nhau. Có nhiều kiểu môi trường, song kiểu nào cũng phải bao quát mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương tiện và nguồn lực đã thiết kế. Cấu trúc của môi trường tùy thuộc kiểu môi trường, và nó đòi hỏi những kĩ năng quản lí, giao tiếp cụ thể của giáo viên. Có thể kể đến những môi trường sau đây:

+ Giờ lên lớp.

Là môi trường truyền thống và quen thuộc, nhưng không dễ tổ chức hoạt động nếu thiết kế không phù hợp. Trong môi trường lớp học, có thể thiết kế môi trường làm việc theo nhóm, tổ, môi trường lớp học, có thể thiết kế môi trường tiết học trong đó người học tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Điều này quy định cách bố trí bàn ghế, bảng, bàn thí nghiệm, dụng cụ thực nghiệm, máy tính…theo sơ đồ khác nhau.

Là tất cả những môi trường bên ngoài lớp học, công tuy, nhà máy, địa điểm tham quan như bảo tàng, di tích lịch sử, cảnh quan địa lí, danh thắng văn hóa… chúng đòi hỏi cấu trúc và cách thiết kế khác hẳn môi trường lớp học, đặc biệt là yếu tố thời gian và vận động trong học tập

+ Môi trường trò chơi

Là môi trường không được tổ chức theo bài bản như giờ lên lớp, mang tính chất tự do và khoáng đạt hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, môi trường chơi vẫn có thể tổ chức ở bất cứ nơi đâu: trong lớp, ngoài lớp, ở nhà. Những yếu tố đáng chú ý nhất ở môi trường này là kĩ năng điều hành, thiết kế phương tiện, đồ chơi và kịch bản hoạt động.

+ Môi trường thực tiễn.

Tức là môi trường công việc thực sự, chẳng hạn như lao động vật chất, bảo vệ môi trường sống, giữ gìn và điều khiển các phương tiện giao thông, giúp đỡ người khuyết tật, tình nguyện viên trong các hoạt động xã hội và văn hóa quần chúng, làm việc ở nhà, giao tiếp xã hội …

Thiết kế môi trường học tập, các hoạt động của người học và phương tiện, học liệu được thực hiện cùng lúc, dựa vào sự lựa chọn, cân nhắc những nguồn lực và điều kiện cụ thể mà giáo viên nắm được tại mỗi bài học. Toàn bộ những thiết kế này trên cơ sở thiết kế mục tiêu, nội dung học tập tạo nên thực chất của việc lựa chọn phương pháp dạy học của giáo viên

Hiện nay thiết kế giờ học trên lớp chiếm đa số các tiết học của học sinh vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi đề cập là thiết kế giờ học trên lớp

5. Thực trạng dạy học chƣơng “Khúc xạ ánh sáng” Vật lý 11 ở trƣờng THPT miền núi.

5.1. Mục đích

Tìm hiểu cụ thể về thực trạng việc sử dụng các PP&PTDH trong giảng dạy vật lý của GV và cách thức, chất lượng, thái độ học tập của HS đối với một số kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng” Vật lý 11 trên cơ sở đó có kết luận chính xác về tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS trong học tập vật lý, phát hiện những nguyên nhân, khó khăn của HS trong quá trình nhận thức vật lý từ đó tìm ra các giải pháp khắc

phục và có cơ sở để tổ chức hoạt động học tập ph

tích cực, tự lực, sáng tạo của HS trong môn vật lý nói chung và phần kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng” Vật lý 11 nói riêng.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học hiện đại thiết kế bài học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 44 - 46)