KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 6.1 Kết luận chung
6.4. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
+ Hạn chế trong phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Do cỡ mẫu còn nhỏ (120 mẫu) nên việc sử dụng mô hình Binary Logistic còn nhiều hạn chế, chưa thể đánh giá một cách chính xác mức độ tác động của các yếu tố.
+ Hạn chế đối với phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ được tiền hành tại Agribank Thừa Thiên Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế với những đặc thù về văn hoá, kinh tế, xã hội…của vùng miền sẽ có những rủi ro tín dụng khác nhau.
+ Hạn chế về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chỉ sử dụng mô hình Logistic và giả thuyết của PGS.TS Trương Đông Lộc & ThS Nguyễn Thị Tuyết để nghiên cứu rủi ro tín dụng của ngân hàng, chưa so sánh được với các mô hình phân tích khác để kiểm tra kết quả
Những vấn đề này đòi hỏi học viên cần phải có các suy nghĩ đào sâu ý tưởng, phương pháp, cách thức nhằm giải đáp được vấn đề trong thời gian tới; trong các nghiên cứu tiếp theo.
Hướng tiếp theo của nghiên cứu là đưa thêm các yếu tố mới vào mô hình để tìm kiếm thêm các yếu tố tác động, mở rộng quy mô mẫu và đối tượng điều tra; kiểm định thêm các giả thiết có mang yếu tố nhân khẩu.
Kết luận chương 6
Trong chương 6, học viên đã đưa ra một số giải pháp cần thiết nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Thừa Thiên Huế và những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nói chung và Agribank Thừa Thiên Huế nói riêng. Để hạn chế được rủi ro tín dụng thì ngân hàng cần có các giải pháp như tăng cường và sử dụng có hiệu quả tài sản đảm bảo, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án kinh doanh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, tăng cường kiểm soát các khoản vay, xây dựng cơ chế quản lý các khoản nợ xấu… Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp trên, đề tài dựa trên tình hình thực tế của hoạt động tín dụng đối với các khách hàng của Agribank và quản lý tín dụng của NHNN, đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro tại Agribank..