Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại agribank thừa thiên huế (Trang 57 - 59)

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 6.1 Kết luận chung

6.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Tín dụng là hoạt động chính mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Mặt khác, hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào trình độ của

nhân viên tín dụng. Đội ngũ cán bộ mạnh về chuyên môn và tốt về đạo đức nghề nghiệp sẽ là thế mạnh của ngân hàng trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Cán bộ tín dụng được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn giỏi sẽ có khả năng đánh giá được mức độ rủi ro của món vay, đồng thời có các cách quản lý các khoản vay phù hợp và hiệu quả. Với những kiến thức mà bản thân tự tích luỹ được, cán bộ tín dụng có chuyên môn trình độ giỏi sẽ có thể đề xuất những chính sách tín dụng phù hợp, định hướng phát triển đúng đắn cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đặc biệt khi có rủi ro xảy ra, các cán bộ sẽ đủ tự tin và xử lý chính xác vấn đề. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm vì vậy cũng đòi hỏi cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề khác nhau để phục vụ cho hoạt động tín dụng. Do vậy, công tác đào tạo cán bộ tín dụng phải được thực hiện thường xuyên. Công tác đào tạo của chi nhánh cần tập trung một số vấn về như sau: Tăng cường hình thức đào tạo tập trung, kết hợp hình thức tập huấn tại chỗ, hình thức đào tạo này nhằm làm cho cán bộ tín dụng nắm bắt được một số nghiệp vụ nhất định trong thời gian ngắn như: tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ, thảo luận các vướng mắc trong công tác tín dụng, văn bản, quy trình nghiệp vụ. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tránh sự tụt hậu trước sự thay đổi của cơ chế thị trường, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng.

Ngoài ra, đạo đức, phẩm chất cán bộ hiện nay cũng đang là một vấn đề rất đáng quan tâm. Với đặc điểm hết sức nhạy cảm, nhiều cám dỗ của ngành ngân hàng, cán bộ tín dụng cần phải giữ được đạo đức tốt, kiên định trước những thách thức sẽ là cơ sở vững chắc cho các hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động khác diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả, an toàn và đúng luật. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng thì Agribank Thừa Thiên Huế cần chú trọng tới các chính sách bổ sung, tuyển dụng mới đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu công việc như: phải được đào tạo đúng chuyên ngành, có khả năng ngoại ngữ, tin học, có đạo đức, hiểu biết về xã hội, có kiến thức về pháp luật và có khả năng giao tiếp. Đồng thời ngoài việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định về tiêu chuẩn cán bộ khi tuyển dụng, bố trí và bổ nhiệm các cá nhân tham gia

vào bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro, Agribank Thừa Thiên Huế cần có chính sách, giải pháp nhằm thường xuyên đánh giá, sàng lọc và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ của mỗi người để phòng tánh rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng.

Agribank Thừa Thiên Huế cũng cần tuyển dụng, bổ sung thêm các chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và phòng ngừa rủi ro làm tham mưu cho lãnh đạo ngân hàng trong việc ban hành và bổ sung, sửa đổi các cơ chế, quy chế, cập nhật các thông tin kinh tế liên quan đến rủi ro. Đồng thời sử dụng họ để giảng dạy nâng cao kiến thức về rủi ro và phòng ngừa rủi ro đối với đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ nhân viên ngân hàng nói chung.

Agribank Thừa Thiên Huế cần có các chính sách khen thưởng và kỷ luật cho các nhân viên tín dụng để có hiệu quả cao nhất trong công việc, có thể xây dựng hệ thống chấm điểm kết quả công việc của cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Với cán bộ tín dụng, lương và thưởng thường được dựa vào số dư nợ, số lượng khách hàng, hiệu quả và chất lượng tín dụng. Việc xác định mức tổn thất ước tính của từng danh mục cho vay của từng cán bộ tín dụng sẽ định lượng rõ chất lượng tín dụng của từng cán bộ ngân hàng. Nếu cán bộ tín dụng có dư nợ cao, đồng thời chất lượng tín dụng cũng cao thì lương và thưởng của họ sẽ cao và có cơ hội thăng tiến, ngược lại nếu cán bộ tín dụng có dư nợ cao nhưng chấp lượng tín dụng thấp thì không thể thăng tiến. Điều này buộc cán bộ tín dụng phải luôn nỗ lực, tránh rủi ro và nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh nếu không sẽ nhận mức lương - thưởng rất thấp cho dù cán bộ có thâm niên cao.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại agribank thừa thiên huế (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)