Thực trạng rủi ro tín dụng của Agribank Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại agribank thừa thiên huế (Trang 34 - 37)

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA AGIBANK THỪA THIÊN HUẾ

4.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng của Agribank Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-

Để đánh giá ra được mức độ rủi ro tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn là thước đo đánh giá mang lại tính hiệu quả và xác thức nhất.

 Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời hạn vay.

Dư nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu tập trung ở nhóm cho vay ngắn hạn và trung hạn, nó chiếm trên 80% dư nợ quá hạn của chi nhánh. Năm 2010 nợ quá hạn ngắn hạn là 1,229 tỷ đồng, chiếm 42% và nợ quá hạn trung hạn là 1,222 tỷ đồng, chiếm 42%. Đến năm 2011 nợ quá hạn ngắn hạn đã tăng lên là 1,265 tỷ đồng và nợ quá hạn trung hạn là 1,358 tỷ đồng. Nếu nợ quá hạn trung hạn có xu hướng tăng về giá trị nhưng giảm về tỷ trọng thì nợ quá hạn ngắn hạn lại có xu hướng tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 41% thì sang năm 2013 tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm 47%, tăng 6% so với năm 2012. Năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn là 2,785 tỷ đồng chiếm 50,0% tăng 3%. Nguyên nhân của việc tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn tăng cả về tỷ trọng và giá trị là do nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nên gây khó khăn cho người vay trong việc trả nợ, bên cạnh đó tỷ trọng nhóm năng luôn ở mức cao vì tỷ lệ cho vay của nhóm này cũng ở mức cao, nó chiếm từ 50 - 70% tổng số cho vay. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2. Phân loại nợ quá hạn theo thời hạn vay

Đơn vị: Tỷ đồng

Nợ quá hạn

2010 2011 2012 2013 2014

Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ

Ngắn hạn 1,229 42 1,265 36 1,569 41 2,034 47 2,785 50 Trung hạn 1,222 42 1,358 38 1,283 34 1,509 34 1,891 34 Dài hạn 462 16 922 26 974 25 819 19 931 16

Tổng 2,913 100 3,545 100 3,826 100 4,362 100 5,607 100

Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Thừa Thiên Huế

 Tình hình nợ xấu của chi nhánh

Trong giai đoạn 2010 -2014 thì tình hình nợ xấu của chi nhánh được chi làm 2 thời kì, thời kỳ từ năm 2010 -2012 thì tình hình nợ xấu có xu hướng tăng nhưng

đến giai đoạn 2013 -2014 thì nợ xấu của chi nhánh bắt đầu có hướng giảm. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy các biện pháp hạn chế rủi ro tín tụng của Agribank Thừa Thiên Huế đã phát huy tác dụng.

Trong cơ cấu nợ xấu thì nợ nhóm 5 (nhóm có khả năng mất vốn) là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất. Truy nhiên tỷ trọng các nhóm lại có xu hướng tay đổi theo các năm. Nếu năm 2010 và 2011 nợ xấu nhóm 5 chiếm tới 61% tổng nợ xấu của chi nhánh thì năm 2011 nó chỉ còn chiếm là 30%. Để có được kết quả này thi Agribank Thừa Thiên Huế đã sử dụng các biện pháp như thu nợ có chiết khấu, bán nợ cho các tổ chức có khả năng mua.

Bảng 4.3. Tình hình nợ xấu của Agribank Thừa Thiên Huế

Đơn vị: Triệu đồng Nợ xấu 2010 2011 2012 2013 2014 Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Nhóm 3 42,350 18 143,233 53 85,787 56 93,319 59 88,614 56 Nhóm 4 47,897 21 46,797 17 31,427 20 25,884 16 27,384 18 Nhóm 5 141,718 61 80,585 30 36,340 24 39,543 25 41,287 26 Tổng 231,965 270,615 153,554 158,746 157,285

Nguồn:Tổng hợp báo cáo thường niên của Agribank Thừa Thiên Huế

Về cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế thì nợ xấu của chi nhánh chủ yếu tập trung ở Hộ gia đình cá thể. Năm 2010, nợ xấu của hộ gia đình cá thể chiếm tới 83% tổng nợ xấu của toàn chi nhánh. Tuy nhiên từ năm 2011 thì tỷ lệ nợ xấu của hộ gia đình cá thể bắt đầu có xu hướng giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 2011 nợ xấu của hộ gia đình cái thể là 126,897 triệu đồng, giảm 64,936 triệu đồng so với năm 2010, về tỷ trọng trong tổng nợ xấu thì giảm 36%; Năm 2012 giảm 96,058 triệu đồng và chiếm 62% thay bằng 83% trong tổng nợ xấu như năm 2010. Sang đến năm 2013 -2014 thì tỷ lệ nợ xấu của hộ kinh doanh cá thể chiếm là 52% và 51% trong nợ xấu của chi nhánh.

Nếu nợ xấu của các hộ kinh doanh gia đình, cá thể có xu hướng giảm thì nợ xấu của nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có xu hướng tăng về tỷ trọng.

Nếu năm 2010 nợ xấu của nhóm này chỉ chiếm 17% tổng nợ xấu thì sang đến năm 2014 nó đã chiếm 49% tổng nợ xấu của toàn chi nhánh. Nguyên nhân của việc này là do kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của các doanh nghiệp. Đây là hiệu quả tất yếu của việc khủng hoảng kinh tế kéo dài. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 4.4. Tình hình nợ xấu của Agribank Thừa Thiên Huế theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 -2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nợ xấu

2010 2011 2012 2013 2014

Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ

DNNQD 40,082 17 143,718 53 57,779 38 76,669 48 77,070 49 HGD cá thể 191,833 83 126,897 47 95,775 62 82,077 52 80,215 51

Tổng 231,965 270,615 153,554 158,746 157,285

Nguồn:Tổng hợp báo cáo thường niên của Agribank Thừa Thiên Huế

Như vậy có thể đánh giá tổng quát và diễn biến rủi do tín dụng tại Agribank thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2010 -2014 như sau:

Bảng 4.5. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ của Agribank Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 -2014

Đơn vị: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Nợ quá hạn 2,913,124 3,545,802 3,826,122 4,362,200 4,862,103 Nợ xấu 231,965 270,615 153,554 158,746 157,285 Tổng dư nợ 10,855,060 11,936,242 12,854,057 15,669,421 17,364,521 Tỷ lệ nợ quá hạn 26.84 29.71 29.77 27.84 28.01 Tỷ lệ nợ xấu 2.12 2.27 1.19 1.01 0.91

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Agribank Thừa Thiên Huế

Kết quả ở bảng trên đã cho thấy Agribank Thừa Thiên Huế đã thành công trong việc đảm bảo an toàn các khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu luôn ở mức đảm bảo nguồn vốn và ở mức cho phép tối thiểu của ngân hàng đề ra. Bên cạnh đó nợ xấu của chi nhánh lại có xu hướng giảm cả về giá trị và tỷ lệ, đây là một thành

tựu đáng mừng của toàn chi nhánh. Điều này cho thấy trong những năm qua Agribank Thừa Thiên Huế đã tích cực giám sát các khoản vay và thu nợ đầy đủ, đúng tiến độ, sát sao giải quyết công tác thu hồi nợ ngắn hạn, nợ khó đòi cũng như tăng cường công tác đảm bảo nguồn vay. Mặt khác, chi nhánh cũng đẩy mạnh công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng.

Trên cơ sở phân loại nợ, chi nhánh đã tiến hành lập dự phòng và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đình kỳ hàng tháng, hàng quý thực hiện phân loại các khoản nợ, trích lập dự phòng và xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

Bảng 4.6. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Agribank Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 -2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng dư nợ 10,855,060 11,936,242 12,854,057 15,669,421 17,364,521 Trích dự phòng 39,142 9,238 12,836 10,388 11,756

Nguồn:Tổng hợp báo cáo thường niên của Agribank Thừa Thiên Huế

Số tiền trích lập dự phòng tại chi nhánh tăng trong năm 2010, 2012 và giảm trong năm 2011, 2013. Năm 2010 số tiền trích dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của chi nhánh là 39,142 triệu đồng thì năm 2011 chỉ còn 9,238 triệu đồng và năm 2012 tăng lên là 12,836 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2011. Tuy nhiên sang năm 2013 thì số tiền trích dự phòng có tăng nhưng chỉ bằng 0.2 lần so với năm 2010 và năm 2014 chỉ còn 11.756 triệu đồng. Thực chất của việc giảm trích dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng là do chất lượng tín dụng tại chi nhánh đã được tăng và hạn chế được các rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại agribank thừa thiên huế (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)