Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ

Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ luôn bám sát định hướng của toàn ngành ngân hàng, phương hướng, mục tiêu của BIDV, triển khai các giải pháp thích hợp với sự biến đổi của thị trường tiền tệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. Vì thế, BIDV Phú Thọ đã tạo được vị thế và uy tín trên địa bàn, kinh doanh hiệu quả. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ trong những năm gần đây qua các mặt hoạt động như sau:

3.1.5.1. Tín dụng

Đối với các NHTM ở Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng vẫn là một nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu. Đối với BIDV nói chung và BIDV Phú Thọ nói riêng cũng không nằm ngoài điểm chung đó. BIDV Phú Thọ xác định tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Do vậy, BIDV Phú Thọ luôn bám sát các chủ trương, định hướng của BIDV trong mở rộng phát triển, tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh cơ chế, quy trình, quy định thể lệ chế độ của ngành. Tốc độ tăng trưởng và chất lượng hoạt động tín dụng của BIDV Phú Thọ có bước phát triển tốt. Quy mô cho vay đối với nền kinh tế được mở rộng nhưng chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát chặt chẽ.

Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng tín dụng các năm 2009-2011

BIDV Phú Thọ thực hiện tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập trung tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể... nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay bán lẻ, cho vay có tài sản bảo đảm.

Bảng 3.1: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng tại BIDV Phú Thọ (2009-2011)

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số dƣ (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số dƣ (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số dƣ (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Cơ cấu tín dụng 1.125 1.426 1.686 Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 843 74,9 1.010 71 1.183 70 - Trung, dài hạn 282 25,1 416 29 503 30 Theo nhóm KH - Doanh nghiệp 947 84 1.165 82 1.384 82 - Cá nhân 178 16 261 18 302 18

Theo loại tiền

- Nội tệ 1.010 90 1.271 89 1.533 91

- Ngoại tệ 115 10 155 11 153 9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Phú Thọ)

BIDV Phú Thọ luôn có sự quan tâm đến chất lượng tín dụng, từng bước lành mạnh hoá công tác tín dụng nhằm phát triển an toàn, hiệu quả. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ tuân thủ luật pháp, đảm bảo theo đúng quy chế, quy trình của ngành. Từ đó, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu các năm của BIDV Phú Thọ luôn đảm bảo dưới mức tối đa theo kế hoạch giao của BIDV và thấp hơn so với mức bình quân chung của địa bàn và toàn hệ thống BIDV.

Bảng 3.2: Chất lƣợng tín dụng của BIDV Phú Thọ (2009 – 2011) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tỷ lệ nợ xấu 1,03% 0,86% 0,98% Tỷ lệ nợ quá hạn 1,01% 1,08% 1,3% Tỷ lệ nợ nhóm II 26% 14% 14%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Phú Thọ)

Thị phần tín dụng của BIDV Phú Thọ trên địa bàn những năm qua thường giữ ở mức khoảng 8% đến 9%. Trong giai đoạn 2009 đến nay, tổng dư nợ cho vay của BIDV Phú Thọ luôn đứng vị trí thứ 3 sau Agribank, Vietinbank. Dư nợ tín dụng bình quân theo số lượng cán bộ khoảng 11 tỷ đồng/1 cán bộ nhân viên.

Biểu đồ 3.4: Thị phần tín dụng năm 2011

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ) 3.1.5.2. Dịch vụ ngân hàng

Phát triển dịch vụ ngân hàng luôn được BIDV Phú Thọ quan tâm và huy động nguồn lực để triển khai thực hiện. Với mục tiêu thu hút, đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. BIDV Phú Thọ đã thực hiện phát triển các sản phẩm dịch

vụ gắn với khả năng tư vấn và giới thiệu với khách hàng các sản phẩm dịch vụ phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực. Do vậy, sản phẩm dịch vụ của BIDV Phú Thọ trong thời gian qua không ngừng được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh công tác quảng bá, khuếch trương các sản phẩm cũng như tiện ích dịch vụ ngân hàng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của BIDV Phú Thọ.

Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống như: Dịch vụ thanh toán chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, BIDV đã cung cấp tới khách hàng thêm những dịch vụ khác trên nền công nghệ ngân hàng hiện đại như: dịch vụ thẻ, quản lý doanh thu, gạch cước hoá đơn, ngân hàng điện tử... Từ đó đã mang lại cho BIDV Phú Thọ nguồn thu phí dịch vụ hàng năm đều đạt vượt kế hoạch được giao.

Bảng 3.3: Thu dịch vụ ròng tại BIDV Phú Thọ (2009-2011)

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Thu phí dịch vụ ròng 7,81 11,61 17,9 Trong đó, thu từ:

- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền 3,37 4,25 5,51

- Bảo lãnh 2,90 1,72 2,14

- Kinh doanh ngoại tệ 0,30 0,82 1

- Dịch vụ khác 1,24 4,82 9,25

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Phú Thọ)

3.1.5.3. Kết quả kinh doanh

Những kết quả khả quan đã đạt được qua các năm từ các mảng nghiệp vụ đã đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của BIDV Phú Thọ. Doanh

thu và lợi nhuận có sự tăng trưởng tốt hàng năm, đặc biệt kết quả kinh doanh năm 2010 có kết quả vượt bậc, doanh thu tăng trưởng 86% và lợi nhuận trước thuế tăng gấp 2 lần so năm trước. Dự phòng rủi ro được trích lập đúng, đủ theo các quy định và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.

Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh qua tại BIDV Phú Thọ (2009-2011)

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Thu nhập 176 328 521

Chi phí 151 298 477

Lợi nhuận trước thuế 15 31 44

Trích dự phòng rủi ro 10 5 8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Phú Thọ)

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của BIDV Phú Thọ vẫn còn những điểm yếu như chỉ tiêu ROA đạt thấp (năm 2011 đạt 2%) và kết quả kinh doanh bình quân trên mỗi cán bộ mới chỉ đạt ở nhóm thấp nhất trong hệ thống (năm 2011, lợi nhuận trước thuế bình quân theo lao động chỉ đạt mức 0,2 tỷ/1 cán bộ, nhân viên). Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của BIDV tiếp tục sụt giảm so với các NH, TCTD trên địa bàn và đứng thứ 4 (44 tỷ đồng), đứng thứ 1 là Vietinbank (134,7 tỷ đồng), đứng thứ 2 là Agribank (98,1 tỷ đồng), đứng thứ 3 là VBSP (46,9 tỷ đồng), đứng thứ 5 là MHB (11,3 tỷ đồng), đứng thứ 6 là MB (10,5 tỷ đồng).

3.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

3.2.1. Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

Mặc dù luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn với nhiều chính sách hấp dẫn trong quá trình huy

động vốn, nhưng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Phú Thọ vẫn giữ được thị phần và duy trì mức tăng trưởng cao trong hoạt động huy động vốn. Có được như vậy là do BIDV đã luôn thực hiện chiến lược đa dạng hoá các hình thức huy động bao gồm nhiều hình thức huy động tiết kiệm, cung ứng thêm nhiều tiện ích tiền gửi, chính sách lãi xuất, chủ động, đẩy mạnh phát triển khách hàng và chính sách khách hàng. Chính sách phát triển mạng lưới. Chính sách phát triển sản phẩm. Đầu tư công nghệ, Marketing, quảng bá sản phẩm được thực hiện tốt và hiệu quả hơn. Nhờ đó khối lượng vốn huy động từ mỗi nguồn của ngân hàng có sự gia tăng đáng kể.

3.2.1.1.Các nhóm sản phẩm huy động vốn

Theo xu hướng phát triển kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm, BIDV đã và đang đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng, đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh. Danh mục sản phẩm của BIDV được quản lý thống nhất trong toàn hệ thống. Do đó, toàn bộ các sản phẩm BIDV Phú Thọ đang cung cấp tới khách hàng được quản lý và triển khai từ BIDV theo 3 nhóm khách hàng: Định chế tài chính; Tổ chức và Cá nhân. Hoạt động huy động vốn được thực hiện thông qua các loại tiền tệ: VND; USD và EUR. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm cạnh tranh trên địa bàn mà BIDV Phú Thọ áp dụng linh hoạt chính sách về lãi suất. Các sản phẩm được chia thành các nhóm như sau:

Nhóm sản phẩm tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại BIDV với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán.

Để sử dụng, khách hàng cần thực hiện việc mở tài khoản và nộp tiền vào tài khoản (hoặc thông qua ghi Có tài khoản từ các nghiệp vụ thanh toán hoặc chuyển tiền). Khách hàng có thể rút tiền, chuyển tiền tại quầy hoặc tại

các điểm ATM, MobileBanking. Chủ tài khoản tiền gửi thanh toán được phép phát hành séc từ tài khoản của mình. Ngoài ra, khách hàng có thể thực hiện ủy quyền giao dịch từng lần hoặc thường xuyên, giao dịch một phần hoặc toàn bộ quyền liên quan đến tài khoản và cài đặt lệnh chuyển tiền tự động đi trong hoặc ngoài hệ thống BIDV.

Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Như vậy đối tượng khách hàng mục tiêu là các khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiết kiệm nhưng chưa dự tính được thời gian gửi. Điều kiện là cá nhân là công dân Việt Nam, cá nhân người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.

Đối tượng mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là cá nhân người cư trú. Hình thức phát hành là sổ tiết kiệm không kỳ hạn.

Nhóm sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn (hay còn gọi là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn) là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với BIDV, là tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Điều kiện là tổ chức kinh tế, cá nhân là công dân Việt Nam, cá nhân người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự. Đối tượng mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là cá nhân người cư trú.

Hình thức phát hành là Giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn, thẻ tiết kiệm. Nhóm sản phẩm phát hành giấy tờ có giá

BIDV huy động thông qua các hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Việc phát hành giấy tờ có giá phải được sự cho phép của

NHNN và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Trong những năm qua, hình thức phát hành giấy tờ có giá chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi. Giai đoạn đầu là chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn kỳ hạn 2,3,6,9 tháng, 364 ngày, giai đoạn mở rộng là kết hợp khuyến mại dự thưởng.

Hình thức phát hành: Giấy chứng nhận quyền sở hữu Giấy tờ có giá. Chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng toàn bộ và tài khoản được chuyển nhượng không thay đổi đặc điểm ban đầu nếu tài khoản được chuyển nhượng cho đối tượng khách hàng khác.

3.2.1.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến quy mô, phạm vi hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của NHTM. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, BIDV Phú Thọ đã xác định công tác huy động vốn là công tác trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn tiềm năng trong dân cư và các tổ chức.

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi triển khai chương trình hiện đại hoá ngân hàng, công tác huy động vốn của BIDV Phú Thọ đã phát triển, đa dạng hoá với nhiều loại sản phẩm. Nếu như những năm trước đây công tác huy động vốn chủ yếu thông qua các sản phẩm tiền gửi thông thường với một số kỳ hạn thì đến nay BIDV Phú Thọ đã mở rộng, triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn như tiền gửi tích luỹ, bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi, phương thức trả lãi linh hoạt... Bên cạnh đó, BIDV Phú Thọ còn thực hiện các chương trình khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền như tặng thẻ bảo hiểm, quà tặng, tiền mặt tương ứng với tỷ lệ số tiền gửi. Thực hiện các chương trình truyền thông để giới thiệu các chương trình, sản phẩm huy động vốn tới các tổ chức và tầng lớp dân cư. Vì vậy, nguồn vốn huy động của BIDV Phú Thọ không ngừng tăng trưởng qua các năm.

Biểu đồ 3.5: Tăng trưởng huy động vốn năm 2009-2011

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Phú Thọ)

Nguồn vốn huy động của BIDV Phú Thọ đến 31/12/2011 là 1.829 tỷ đồng, có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Nguồn vốn bằng ngoại tệ tỷ trọng giảm dần qua các năm cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối, trong khi đó nguồn vốn bằng VND qua các năm vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Xác định nguồn vốn huy động từ các đơn vị, tổ chức kinh tế có chi phí thấp hơn so với từ dân cư, góp phần giảm lãi suất đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian qua, BIDV Phú Thọ đã đẩy mạnh việc tiếp cận và thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo theo cơ chế thoả thuận đối với các tổ chức. Do vậy, đã thu hút được các đơn vị, tổ chức kinh tế là các định chế tài chính có tiềm năng về nguồn tiền gửi như: Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.... đầu tư gửi vốn. Từ đó góp phần ổn định thị phần huy động của BIDV Phú Thọ trên địa bàn.

3.2.1.3. Cơ chế lãi suất trong huy động vốn a. Lãi suất huy động (lãi suất đầu vào)

Lãi suất huy động mức lãi tính trên số tiền mà khách hàng gửi tại ngân hàng trong một thời gian nhất định. Lãi suất của BIDV được niêm yết theo

năm. Cơ sở tính lãi của BIDV: một năm có 360 ngày. Tiền lãi thực tế khách hàng được hưởng bằng số tiền gửi của khách hàng nhân với (x) lãi suất nhân với (x) số ngày thực tế khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng và chia cho (:) cơ sở ngày tính lãi. BIDV áp dụng các phương thức trả lãi: trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ.

Lãi suất huy động áp dụng trong huy động vốn tại BIDV Phú Thọ đều do BIDV Phú Thọ tự quyết định trên cơ sở lãi suất điều chuyển vốn, các quy định về lãi suất của NHNN và tham khảo lãi suất huy động đang áp dụng của các NHTM trên địa bàn cũng như xu hướng biến động lãi suất trong tương lai. Lãi suất huy động được quy định cụ thể cho từng nhóm khách hàng (định chế tài chính, tổ chức, dân cư), từng loại sản phẩm (tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá), từng kỳ hạn gửi và theo từng loại tiền tệ. Các mức lãi suất huy động được công bố áp dụng chung toàn bộ các điểm giao dịch trực thuộc BIDV Phú Thọ.

Thông qua việc thu thập các mức lãi suất trả sau một số kỳ hạn áp dụng trong một số thời kỳ tại thời điểm 31/12/2010; 30/06/2011 và 31/12/2011 của BIDV Phú Thọ và một số NHTM khác trên địa bàn là: Agribank; Vietinbank;

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)