5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM
NHTM được đánh giá đạt hiệu quả huy động vốn cao khi quy mô vốn huy động đáp ứng mục tiêu với chi phí hợp lý và có mức chênh lệch lãi suất bình quân đảm bảo đủ bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
1.3.2.1. Quy mô vốn huy động đáp ứng mục tiêu với chi phí hợp lý * Quy mô vốn huy động đáp ứng mục tiêu
Quy mô vốn huy động có ảnh hưởng quyết định đến quy mô sử dụng vốn cũng như việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng không thể đạt hiệu quả cao nếu không huy động được đủ vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Mỗi ngân hàng cần phải huy động được quy mô vốn nhất định theo mục tiêu đã đề ra cho từng thời kỳ. Mục tiêu này được xác định trên cơ sở xem xét nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.
Quy mô vốn huy động đáp ứng mục tiêu thể hiện như sau:
- Số vốn ngân hàng huy động được đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư của ngân hàng, không quá thừa hoặc quá thiếu so với nhu cầu sử dụng. Trong thực tế, ngân hàng không thể sử dụng toàn bộ số vốn huy động được để cho vay và đầu tư mà phải giữ lại một tỷ lệ nhất định. Ngân hàng phải duy trì tỷ lệ này nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, sử dụng để chi trả khi khách hàng có nhu cầu rút tiền.
Mặt khác, với mục đích huy động để cho vay và đầu tư, ngân hàng thường tìm cách khai thác và sử dụng tối đa số vốn huy động được, vốn được sử dụng càng nhiều ngân hàng hoạt động càng có hiệu quả. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao, do đó, các ngân hàng phải cân nhắc kỹ xem nên huy động vốn ở mức nào để đảm bảo hoạt động có hiệu quả mà vẫn an toàn.
- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động luôn dương và tương đối ổn định. - Tỷ trọng các loại vốn ngắn hạn, trung dài hạn, nội tệ, ngoại tệ ở mức hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Bất kỳ một sự không phù hợp nào về kỳ hạn và loại tiền giữa huy động vốn với sử dụng vốn cũng sẽ đem lại bất lợi cho ngân hàng.
Nếu không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa huy động vốn với sử dụng vốn, ngân hàng sẽ gặp rủi ro về kỳ hạn. Nếu không có sự phù hợp về loại tiền, ngân hàng sẽ phải chịu những chi phí để chuyển đổi nguồn tiền đã huy động được sang loại tiền cần sử dụng và có khả năng sẽ gặp rủi ro về tỷ giá. Đây chính là những nguy cơ tiềm ẩn làm giảm hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
* Chi phí hợp lý
Chi phí huy động vốn là toàn bộ số tiền ngân hàng phải bỏ ra để có được số vốn đó, bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác.
Chi phí trả lãi được thể hiện thông qua lãi suất huy động, lãi suất huy động càng cao càng huy động được nhiều vốn, từ đó mở rộng cho vay và đầu tư. Tuy nhiên, lãi suất cao làm gia tăng chi phí của ngân hàng và nếu doanh thu không tăng kịp chi phí, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm tương ứng. Hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao khi ngân hàng huy động được đủ vốn cho nhu cầu sử dụng với chi phí huy động thấp nhất. Để làm được điều đó ngân hàng cần phải quản lý chặt chẽ lãi suất huy động.
Lãi suất huy động gắn liền với mỗi loại sản phẩm của ngân hàng và với mỗi ngân hàng. Lãi suất huy động thay đổi thường xuyên dưới ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:
- Khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của quốc gia;
- Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, Nhà nước và hộ gia đình; - Tỷ lệ lạm phát;
- Tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác; - Trình độ phát triển của thị trường tài chính; - Khả năng sinh lời của ngân hàng;
- Độ an toàn của các ngân hàng…
Trên cơ sở tác động của hàng loạt các nhân tố, hình thành nên lãi suất huy động của ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động của mỗi ngân hàng được phân biệt theo nhiều hình thức khác nhau như: phân biệt theo thời gian huy động, theo loại tiền huy động, theo mục đích huy động, theo quy mô huy động, theo rủi ro của ngân hàng và theo các dịch vụ đi kèm. Tiện ích mà ngân hàng cung cấp cho người gửi tiền và người cho vay càng cao thì lãi suất càng thấp. Có một số nguồn tiền lãi suất ngân hàng trả bằng không và người gửi phải trả phí để được hưởng tiện ích của ngân hàng.
Ngoài chi phí trả lãi, các ngân hàng cũng phải trả một số chi phí khác cho việc huy động vốn như: chi lương cho nhân viên; chi phí vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền; chi mua công cụ, dụng cụ phục vụ cho công tác huy động, chi khuyến mại, tuyên truyền, tiếp thị…
Chi phí huy động vốn cao hay thấp là biểu hiện trực tiếp của hiệu quả huy động vốn, nếu chi phí huy động vốn cao thì hiệu quả huy động vốn thấp và ngược lại, nếu chi phí huy động vốn thấp thì hiệu quả huy động vốn cao. Tuy nhiên, khái niệm “cao” hay “thấp” chỉ mang tính tương đối, tức là các chi phí huy động ngân hàng bỏ ra phải hợp lý, phải thấp nhất có thể ứng với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của ngân hàng.
Chi phí huy động vốn có ảnh hưởng quyết định đến lãi suất cho vay của ngân hàng, chi phí huy động vốn càng cao lãi suất cho vay càng cao để bù đắp chi phí và tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng lãi suất cho vay quá cao, ngân hàng sẽ không cho vay được, vốn bị ứ đọng, hiệu quả huy động vốn giảm. Nhiệm vụ của ngân hàng là xác định một mức chi phí huy động hợp lý đảm bảo vừa huy động được vốn, vừa cho vay được để thu lợi nhuận cao nhất.
Để phục vụ cho việc quản lý chi phí huy động vốn và xác định các mức lãi suất tiền gửi, tiền vay một cách hợp lý, các ngân hàng thường tính toán lãi suất huy động bình quân.
Lãi suất huy động bình quân: là chỉ tiêu phản ánh chi phí trả lãi mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động được một đồng vốn, được tính bằng công thức sau: Chi phí trả lãi
Lãi suất huy động bình quân =
Tổng vốn huy động bình quân Trong quá trình hoạt động các NHTM huy động nhiều nguồn vốn khác nhau tương ứng với nhiều mức lãi suất, để đánh giá một cách tổng quát chi phí huy động vốn và so sánh với các kỳ trước, cần phải xác định lãi suất huy động bình quân. Lãi suất huy động bình quân cho thấy xu hướng thay đổi lãi suất của nguồn, mức độ thay đổi lãi suất mỗi nguồn, nguồn nào đắt tương đối, nguồn nào rẻ tương đối. Thông qua lãi suất huy động bình quân các ngân hàng có thể xác định được các mức lãi suất đầu ra với cơ cấu hợp lý, đảm bảo bù đắp chi phí và đạt được mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.
1.3.2.2. Chênh lệch lãi suất bình quân
Chênh lệch lãi suất bình quân là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa lãi suất đầu ra bình quân (lãi thu được từ hoạt động cho vay, đầu tư) và lãi suất đầu vào bình quân (lãi phải trả cho các khoản huy động). Được tính bằng công thức:
Chênh lệch lãi
suất bình quân =
Thu từ lãi cho vay, đầu tư
- Tổng chi lãi
Tổng cho vay và đầu tư bq Tổng nguồn vốn phải trả lãi bq
Chênh lệch lãi suất bình quân đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, chỉ tiêu này càng cao khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, hiệu quả huy động vốn cũng như là hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao.
Nếu một ngân hàng có thể huy động được các nguồn vốn có chi phí thấp nhất và đầu tư vào các tài sản có mức lãi suất cao nhất, ngân hàng sẽ tối đa hoá mức chênh lệch lãi suất, và đạt hiệu quả huy động vốn cao.
Trên đây chỉ là một số chỉ tiêu có tính chất tham khảo và có ý nghĩa đánh giá chung về hiệu quả huy động vốn của NHTM. Mỗi chỉ tiêu đều có những ưu, nhược điểm riêng, không thể sử dụng duy nhất một chỉ tiêu nào để đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM, mà phải sử dụng đồng thời nhiều chỉ tiêu.
1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại
Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại bị chi phối bởi nhiều nhân tố. Muốn nâng cao hiệu quả huy động vốn, các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu, phân tích những ảnh hưởng của các nhân tố này lên hiệu quả huy động vốn theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Các nhân tố này bao gồm:
1.4.1. Những nhân tố chủ quan
- Lãi suất huy động
Lãi suất là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả huy động vốn và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Bởi lãi suất luôn được các tổ chức hoặc cá nhân quan tâm khi họ gửi tiền vào ngân hàng. Cùng với vấn đề an toàn và các tiện ích kèm theo, người gửi tiền luôn so sánh lãi suất huy động
giữa các ngân hàng xem nơi nào cao hơn. Nếu khách hàng đánh giá các ngân hàng có cùng hệ số an toàn và các tiện ích như nhau thì họ sẽ chọn ngân hàng nào có lãi suất huy động cao hơn để gửi tiền.
Mặt khác, lãi suất huy động còn là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô vốn huy động, đặc biệt là huy động tiết kiệm. Người dân thường so sánh lãi suất tiết kiệm với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền, khả năng sinh lời của dòng tiền đầu tư vào tiết kiệm so với đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản… từ đó đưa ra quyết định có nên gửi vào ngân hàng hay không, gửi bao nhiêu và gửi theo hình thức nào. Ngược lại, đối với các tổ chức kinh tế lãi suất huy động có ảnh hưởng ít hơn vì phần lớn các tổ chức này gửi tiền vào ngân hàng đều với mục đích thanh toán là chính. Do đó, nguồn tiền này chịu ảnh hưởng nhiều bởi kỹ thuật và công nghệ của ngân hàng.
Nếu xét theo kỳ hạn thì tiền gửi ngắn hạn thường nhạy cảm với các biến động về lãi suất hơn cả. Đối với hình thức này, mức độ an toàn không còn quan trọng như tiền gửi dài hạn, người gửi tiền sẽ quan tâm nhiều hơn đến lãi suất.
Như vậy, các ngân hàng cần duy trì lãi suất huy động ở mức hợp lý để vừa thu hút được vốn, vừa đảm bảo sức cạnh tranh. Muốn vậy, các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động của lãi suất trên thị trường và trên địa bàn để có các quyết định điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trường và đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng.
- Hiệu quả hoạt động cho vay, đầu tư của ngân hàng
Hiệu quả hoạt động cho vay và đầu tư có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động huy động vốn. Chính từ hiệu quả cao trong cho vay và đầu tư, ngân hàng sẽ gia tăng được vốn nhờ quay vòng vốn nhanh. Hơn nữa, với việc đạt hiệu quả cao trong hoạt động cho vay và đầu tư, ngân hàng hoàn toàn có thể trả gốc và lãi đúng hạn cho người gửi tiền, tạo niềm tin thu hút khách hàng gửi tiền, hiệu quả huy động vốn sẽ được nâng cao.
Ngược lại, nếu hoạt động cho vay, đầu tư của ngân hàng đạt hiệu quả thấp, chi phí huy động vốn không được bù đắp, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động huy động vốn.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của khách hàng, khách hàng luôn mong muốn tiến hành các giao dịch với một ngân hàng có trụ sở khang trang, bề thế, được trang bị các thiết bị hiện đại.
Đồng thời, cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp. Nếu ngân hàng được trang bị các thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và yên tâm hơn khi đến giao dịch với ngân hàng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng thực hiện cạnh tranh phi lãi suất. Với cùng lãi suất huy động như nhau, ngân hàng nào có cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền hơn, từ đó hiệu quả huy động vốn sẽ được nâng cao.
- Các hình thức huy động vốn của ngân hàng
Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với nhiều mục đích, nhiều kỳ hạn và loại tiền khác nhau. Nếu ngân hàng áp dụng nhiều hình thức huy động vốn, thoả mãn được các nhu cầu đa dạng của khách hàng thì ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền hơn. Số lượng khách hàng đến gửi tiền gia tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn, hiệu quả huy động vốn sẽ được nâng cao.
Hơn nữa, hình thức huy động vốn đa dạng sẽ tạo ra cơ cấu vốn huy động với nhiều kỳ hạn và loại tiền khác nhau, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư đa dạng của ngân hàng, nhờ đó hiệu quả huy động vốn cũng được nâng cao.
- Mạng lưới hoạt động và trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng Với mạng lưới hoạt động rộng khắp và trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng ngày càng được nâng cao, thái độ phục vụ đối với khách hàng ân cần, niềm nở, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi cũng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
- Uy tín, thương hiệu của ngân hàng
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, mỗi ngân hàng sẽ tạo nên một hình ảnh riêng trong lòng khách hàng. Một ngân hàng lớn, có uy tín, có tiếng tăm trong nhiều năm sẽ có lợi thế hơn trong huy động vốn. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp ngân hàng giữ vững khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động. Thậm chí, trong điều kiện lãi suất tiền gửi tại ngân hàng thấp hơn đôi chút, những người có tiền vẫn chọn ngân hàng để gửi mà không tìm đến những ngân hàng khác trả lãi cao hơn, vì họ tin gửi tại ngân hàng tiền của họ sẽ tuyệt đối an toàn.
- Hoạt động Marketing
Hoạt động Marketing sẽ có tác dụng thu hút sự chú ý của khách hàng về hình ảnh của ngân hàng để khách hàng có sự so sánh và chọn lựa trước khi quyết định tham gia giao dịch với ngân hàng. Xây dựng một hình ảnh đồng nhất, hấp dẫn sự quan sát của khách hàng là vấn đề đầu tiên các NHTM phải quan tâm khi xây dựng mạng lưới giao dịch. Không chỉ tạo ra cảm giác chuyên nghiệp trong nhìn nhận của khách hàng mà đơn giản còn tạo ra cảm giác dễ nhận biết, ghi sâu vào tâm trí khách hàng. Do vậy, hình ảnh ngân hàng phải tạo sự đồng nhất nhưng khác biệt với các ngân hàng khác. Trụ sở giao dịch của ngân hàng là một hình thức quảng bá thương hiệu, quảng cáo ngân hàng hiệu quả nhất hiện nay.
Mặt khác, không phải ai cũng thông hiểu hết mọi thủ tục, thể lệ gửi tiền cũng như các chính sách khuyến khích, ưu đãi mà họ được hưởng, nhất là với