Những nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Những nhân tố khách quan

- Pháp luật, chính sách của Nhà nước

Mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Ở Việt Nam đó là Luật Các tổ chức tín dụng và hệ thống các quy chế cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ

giá… Trong sự ràng buộc về luật pháp, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi, làm ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả huy động. Ví dụ như: Việc thay đổi dự trữ bắt buộc của NHNN sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng dẫn đến dự trữ sơ cấp của ngân hàng tăng, sẽ làm giảm khả năng tăng lợi nhuận của ngân hàng.

- Tình trạng của nền kinh tế

Tình trạng của nền kinh tế cũng như pháp luật là những nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển hưng thịnh, thu nhập dân cư cao và ổn định, nguồn tiền vào và ra các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huy động được dồi dào và cơ hội đầu tư cũng được mở rộng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, giá cả hàng hoá tăng, các doanh nghiệp kinh doanh không có lãi dẫn đến thu hẹp sản xuất, thu nhập của dân cư và các doanh nghiệp giảm, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong hoạt động huy động vốn. Thông thường, chi phí huy động vốn của ngân hàng sẽ tăng nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn mức lãi suất huy động, do ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để đảm bảo lãi suất thực dương.

- Điều kiện thị trường và cạnh tranh

Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng luôn phải tính đến điều kiện môi trường kinh doanh, như có bao nhiêu cơ hội đầu tư tiềm tàng ở những khu vực thuộc địa bàn hoạt động của ngân hàng, có bao nhiêu ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cũng tham gia trên địa bàn đó? Để tiến hành cạnh tranh với các đối thủ, ngân hàng buộc phải cải tiến chất lượng phục vụ, ấn định một lãi suất phù hợp với thị trường, nghiên cứu kỹ hơn các điều kiện thị trường… Như vậy, cạnh tranh vừa là một thách thức vừa là một nhân tố thúc đẩy các ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động, trong đó có hoạt động huy động vốn.

- Sự phát triển của thị trường tài chính

Thị trường tài chính là nơi mua bán các công cụ tài chính, nhờ đó vốn được chuyển giao một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ các chủ thể dư thừa vốn đến các chủ thể có nhu cầu về vốn. Thị trường tài chính cung cấp phương thức chuyển đổi các loại tài sản tài chính thành tiền mặt, do đó làm cho những tài sản tài chính “lỏng” thêm. Tính lỏng thêm của những tài sản tài chính khiến chúng được ưa chuộng hơn và như thế sẽ dễ dàng hơn cho các NHTM khi phát hành các loại giấy tờ có giá để huy động vốn.

Nếu thiếu thị trường tài chính hoặc thị trường tài chính kém phát triển thì tính thanh khoản của các tài sản tài chính kém, người tiết kiệm sẽ ưa thích nắm giữ tài sản hoặc vốn dưới hình thái tiền mặt, hơn là các hình thái khác gần với tiền. Khi đó, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ gặp khó khăn.

Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng gây ra không ít khó khăn cho các NHTM trong việc huy động vốn, do thị trường chứng khoán đã thu hút một phần tiền nhàn rỗi từ công chúng và tổ chức kinh tế thay cho gửi vào hệ thống ngân hàng.

- Đặc điểm của khách hàng

Khách hàng của ngân hàng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những người có vốn gửi tại ngân hàng và những đối tượng sử dụng số vốn đó. Về phía khách hàng gửi tiền, có hai yếu tố quan trọng là thu nhập và tâm lý. Thu nhập ảnh hưởng đến số vốn tiềm tàng mà ngân hàng có thể huy động. Còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động vào, ra của các nguồn tiền. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của ngân hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào và rút ra. Một đặc điểm quan trọng khác của đối tượng khách hàng là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mức độ sử dụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng việc huy động vốn.

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động huy động của NHTM. Từ đó thấy được vị trí, tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn đối với các chủ thể tham gia và đặc biệt là vai trò đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để thấy rằng việc phát triển huy động vốn là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn của NHTM để làm tiền đề cho việc đưa ra những giải pháp để phát triển huy động vốn tại BIDV Phú Thọ.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Các vấn đề lý thuyết liên quan đến huy động vốn tại ngân hàng?

- Đánh giá về thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ hiện nay ra sao?

- Đánh giá về những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ hiện nay ra sao?

- Những giải pháp nào có thể đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đánh giá được thực trạng hiệu quả huy động vốn tại BIDV Phú Thọ đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.

Để đạt được mục tiêu tìm hiểu về thực trạng hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng, trong nghiên cứu sẽ sử dụng công cụ thống kê mô tả để mô tả các thông tin liên quan đến vấn đề hiệu quả huy động vốn. Ngoài bảng câu hỏi điều tra, tác giả còn phân tích số liệu từ các bảng thống kê, các bảng phân tích về các vấn đề có liên quan đến huy động vốn tại Chi nhánh.

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin là hoạt động không thể thiếu để cung cấp số liệu cho việc phân tích đánh giá nội dung của đề tài, bao gồm thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên

cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu.

Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong đề tài của tác giả, thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm các thông tin được lấy chủ yếu từ bảng cân đối, báo cáo tổng kết của Chi nhánh, báo cáo đánh giá từng chuyên đề của các phòng chức năng qua các năm và số liệu thống kê của Ngân hàng nhà nước tỉnh Phú Thọ về hoạt động Ngân hàng của các NHTM trên địa bàn.

Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn, điều tra các đối tượng khách hàng thông qua phiếu điều tra khảo sát gửi tới khách hàng xin ý kiến đánh giá.

(Mẫu phiếu điều tra theo phụ lục 1)

Mỗi biến số sẽ được ghi điểm theo quy ước sau:

Điểm 1 2 3 4 5

Lựa chọn Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh chất lượng dịch vụ huy động vốn dân cư với 5 mức đánh giá theo thang điểm như sau (Likert):

Khoảng Ý nghĩa 4,20 - 5,00 Tốt 3,40 - 4,19 Khá 2,60 - 3,39 Trung bình 1,80 - 2,59 Yếu 1,00 - 1,79 Kém

Tổng số phiếu được sử dụng trong điều tra là gửi ngẫu nhiên 200 khách hàng đang giao dịch tại BIDV Phú Thọ xin ý kiến đánh giá.

Thời gian điều tra trong tháng 4 năm 2012.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin được tổng hợp vào máy tích phục vụ cho việc phân tích sau này sử dụng bộ công cụ Excel.

Các thông tin định tính sẽ được mã hóa trước khi nhập.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của BIDV Phú Thọ từ năm 2009 đến 2011 để so sánh từ đó thấy được những ưu điểm cũng như tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh:

So sánh số liệu đạt được qua các năm để thấy được những kết quả đạt được cũng như tồn tại khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới huy động vốn tại chi nhánh Phú Thọ.

So sánh số liệu với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn qua đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị trong hoạt động huy động vốn từ đó tìm được hướng đi đúng nhất trong chiến lược cạnh trạnh mở rộng thị phần.

Thông qua phiếu điều tra thấy mức độ phục vụ của BIDV Phú Thọ đối với lĩnh vực huy động vốn theo mức độ tin cậy, năng lực phục vụ, mức độ đáp ứng, cơ sở vật chất….

(Cụ thế phân tích tại chương 3)

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu:

*/ Đối với ngân hàng

- Tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn qua các năm theo biểu đồ ở chương 3 - Cơ cấu nguồn vốn theo bảng ở chương 3

- Lợi nhuận mang lại từ công tác huy động vốn theo biểu đồ 3.12 - Kết quả kinh doanh từ huy động vốn biểu đồ 3.11

*/ Đối với khách hàng

- Chính sách lãi suất

- Thủ tục và quy trình của ngân hàng - Cung cách phục vụ khách hàng - Chính sách khách hàng

Kết luận chƣơng 2

Thông qua các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tác giả muốn đánh giá một cách chính xác nhất, chân thực nhất về huy động vốn đối với NHTM nói chung và đối với hạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ nói riêng. Từ đó, tìm hiểu được thực trạng của nguồn vốn huy động tại BIDV Phú Thọ trong mấy năm gần đây, biểu diễn bằng biểu đồ, đồ thị và các bảng số liệu qua các năm, từ đó phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả thách thức trong việc nâng cao nguồn vốn huy động tại đơn vị tác giả công tác. Qua những phân tích chính xác đó để đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương trong thời gian tới.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH PHÚ THỌ

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ

3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi; có vị trí địa lý cách thủ đô Hà Nội 85 km về phía Bắc, có quốc lộ 2 đi qua, tiếp giáp với các tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Nội, Sơn La, Hoà Bình, Vĩnh Phúc. Tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích đất đai 3.519,6 km2 với dân số 1,4 triệu dân. Thu nhập bình quân GDP/người đạt 1320USD/người (năm 2009).

Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công

nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.

Tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tính đến nay có 11 ngân hàng thương mại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB); Ngân hàng TMCP quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank), Ngân hàng TMCP kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP quốc tế (VIB); Ngân hàng TMCP ngoại thương (Vietcombank); Ngân hàng TMCP hàng hải (Martimebank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); ngoài ra còn có Ngân hàng phát triển (VDB), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (CCF), Tiết kiệm Bưu điện (thuộc Lienviet Post Bank). Do đó, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, nhất là trong lĩnh vực huy động vốn. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường tiền tệ trong giai đoạn 2009 - 2011 đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và của BIDV Phú Thọ nói riêng.

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam với tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957. Sau hơn 54 năm xây dựng và trưởng thành, ngân hàng đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chính với các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ và mục tiêu hoạt động:

Ngày 26/04/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 01/05/2012 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Giấy phép thành lập số 84/GP-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

BIDV hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực:

Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phảm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)