Sơ đồ khối mạch xử lý tín hiệu chói khi phát

Một phần của tài liệu Giáo trình audio video docx (Trang 29 - 33)

Nguyên lý hoạt động và nhiệm vụ các khối

Tín hiệu Video được đọc từ hai đầu từ Video CH1, CH2 thông qua biến áp xoay để chuyển tín hiệu từ phần động sang phần tĩnh rồi qua hai mạch tiền khuếch đại nâng biên độ ở tần số cao rồi được đưa tới mạch đóng mở đầu từ để loại bỏ những chỗ tín hiệu bị xếp chồng do băng từ đã được dàn ra ôm lấy trống từ với một góc lớn hơn 180o. Xung đóng mở đầu từ được tạo ra từ trống từ quay và có tần số f = 25Hz/30Hz(PAL/NTSC).

Tín hiệu Video được chia làm hai đường, một đường đi vào khối xử lý tín hiệu màu một đường đi vào khối xử lý tín hiệu chói.

Nhiệm vụ các khối

- Mạch khuếch đại đầu từ: khuếch đại mức tín hiệu và sửa đặc tuyến tần số cao.

- Mạch đóng mở đầu từ: tạo ra tín hiệu liên tục từ hai đầu từ CH1, CH2.

Mạch giảm nhiễu Mạch nén biên LPF Mạch giảiđiều tần Mạch hạn biên Mạch bù tín hiệu đứt đoạn HPF Mạch tiền KĐ Mạch tiền KĐ Từ đầu từ hình Xử lý tín hiệu màu Trộn Y/C Xung chuyển mạch đầu từ

- Mạch lọc thông cao(HPF) : dùng để loại bỏ trung tần màu ở khoảng tần số thấp và chỉ cho tín hiệu chói ở tần số cao đi qua.

- Mạch bù đứt đoạn: do tính tương đồng của tín hiệu giữa hai dòng liền kề của một hình ảnh (tín hiệu giữa hai dòng liền kề của một hình ảnh gần giống nhau). Dùng để thay thế tín hiệu của một dòng bị mất do băng từ xấu, do bột sắt từ có tạp chất bằng tín hiệu của dòng ngay trước đó được làm trễ đi một dòng(1H) để tín hiệu được liên tục.

- Mạch hạn biên: trong kỹ thuật điều tần luôn luôn phải dùng mạch hạn biên để cắt bỏ phần điều biên ký sinh do nhiễu gây ra làm chất lượng được nâng cao.

- Mạch giải điều tần: dùng để tách ra tín hiệu chói với dải phổ từ 0 ÷ 3MHz đã được xử lý dưới hình thức điều chế tần số.

- Mạch lọc thông thấp(LPF): lọc bỏ sóng mang tần số cao, chỉ cho tín hiệu chói tần số thấp đi qua.

- Mạch nén biên: có nhiệm vụ suy giảm tín hiệu ở phía tần số cao xuống trở lại bình thường vì trước đó khi ghi đã thực hiện tiền nâng biên.

- Mạch giảm nhiễu : dùng để giảm nhiễu gây ra do băng từ. Nó sử dụng sự tương quan dòng của tín hiệu chói.

3.1.3. Ghi và phát tín hiệu màu

Trong lúc phát lại nếu vận tốc chạy băng không giống y như lúc ghi thì tần số tín hiệu ra sẽ bị sai lạc.

Với tín hiệu màu PAL, sóng mang màu (fsc có chứa hai tin tức màu) có tần số là 4.43 MHz thì mỗi chu kỳ tín hiệu chỉ có 1/4.43MHz (0.23 µs). Đó là một trong hai tin tức của màu mang thông tin về pha của sóng QSAM 4.43 MHz (ĐBNVG 4.43).

Để có thể giữ được nguyên trạng về pha của sóng mang phụ trong lúc phát lại, người ta đã phải tách tín hiệu màu (sắc) ra riêng và điều chế vào một sóng mang riêng, độc lập với việc điều tần tín hiệu chói. Phương pháp điều chế được chọn cho sắc là Điều Biên Nén (SAM), nhờ đó có thể tự sửa sai về pha trong lúc phát lại. Nói rõ hơn, sóng ĐBNVG 4.43 MHz của PAL bây giờ sẽ được Điều Biên Nén một lần

4,43 SAM SAM Sóng sin 5,057MHz SAM sắc tới các đầu từ Color Video C BPF SAM sắc 0,627 1,127 Giải biên FM chói

Hình 3.6: Nhập chung (ghi) và tách riêng (phát) SAM Sắc và FM chói A

nữa với sóng sin tần số là 5.057 MHz. Người ta chỉ lấy ra giải biên thấp này 5.057- 4.43- 627 KHz, mà ta gọi là sóng “ SAM Sắc” sẽ được ghi lên băng. Để ý là 627 KHz thấp hơn hẳn tần số 4.46 MHz ban đầu của sắc, nhờ đó chu kỳ dài hơn hay tỷ lệ sai số của nó hay vận tốc chạy băng khi phát lại sẽ được thấp hơn. 627 KHz cũng thấp hơn hẳn tần số của FM chói =3.4…4.4 MHz nên phương pháp này được gọi là “ màu ở dưới” (color Under) và thấp ở tất cả các VCR dân dụng.

Sóng “ SAM Sắc” và sóng “ FM Chói’’ hoàn toàn riêng rẽ sẽ lại được nhập chung lại tại khuếch đại công suất (KĐCS) để dùng chung các đầu từ và ghi lên băng. Điều này có nghĩa là vệt ghi gồm cả chói và sắc nhưng hai tin tức của chói và sắc hoàn toàn phân biệt với nhau bằng cả tần số lẫn phương pháp điều chế. Khi phát lại tín hiệu từ hai đầu từ đi ra, hai mạch lọc (filter) hoạt động ở hai tần số thích hợp sẽ lại tách rời “FM chói” và “SAM Sắc” ra riêng để tách sóng, phục chế, sửa sai .. riêng. Chỉ sau khi đã có tín hiệu chói (Y) và sóng mang phụ (C) nguyên trạng như lúc đem ghi, (Y) và (C) mới lại được nhập chung để có tín hiệu hình màu tại đầu ra cuối cùng (VIDEO OUT).

3.1.3.1. Ghi tín hiệu màu (sắc)

a.Sơ đồ khối khi ghi tín hiệu màu (sắc)

Nguyên lý hoạt động và nhiệm vụ các khối.

Nhiệm vụ chính của việc ghi tín hiệu màu (tín hiệu màu và tín hiệu đồng bộ

BPF1 ACC Đổi tần chính LPF Vòng AFC Đổi tần phụ Tách dò APC BPF2 Tiền nâng biên Burst Mạch KĐ ghi Cổng Burst Tới đầu từ hình Tín hiệu VIdeo AFC Tín hiệu FM sóng mang vùng tần số thấp Tín hiệu đồng bộ dòng VCO 3,58(4,43 MHz) APC AFC Tín hiệu màu vòng APC Tín hiệu đb dòng Chỉnh mức lúc ghi Khuếch đại tách dò triệt màu HSWP 3,58 (4,43) 4,209 (5,057)MHz 3,58 (4,43) MHZ 629 (627)MHZ

• Tần số 3,58 (4,43)MHz ±500KHz của tín hiệu màu được chuyển đổi thành tần số 629 (627)KHz±500KHz (tín hiệu màu đã chuyển xuống khu vực tần số thấp)

• Để loại bỏ sự xuyên lẫn màu, trong chế độ phát lại, người ta quay pha của tín hiệu màu (đã chuyển xuống vùng tần số thấp) một góc 900khi ghi

• Tần số 629 (627)KHz và tần số 3,58 (4,43)MHz được ổn định nhờ mạch AFC và APC.

1. Mạch lọc thông dải 1 (BPF1): Mạch lọc để tách tín hiệu màu (gồm tín hiệu màu và tín hiệu đồng bộ màu) ra khỏi tín hiệu video.

2. Mạch tự chỉnh màu (ACC: Automatic color constrat control): dùng để giữ biên độ tín hiệu màu không thay đổi, để cho độ tương phản màu luôn ổn định.

3. Mạch trộn-đổi tần chính: mạch chuyển đổi tần số để lấy ra tín hiệu có tần số cộng và tần số trừ bằng cách trộn tần số 3,58(4,43)MHz và tần số 4,209(5,057)MHz.

4. Mạch lọc thông thấp (LPF): mạch LPF chỉ cho những thành phần tần số trừ là 629 (627) KHz (±500KHz) của tín hiệu lấy ra từ mạch đổi tần chính.

5. Mạch tiền nâng biên tín hiệu đồng bộ màu (chỉ được dùng trong hệ NTSC): Mức tín hiệu đồng bộ màu được nhân đôi (6dB). Lúc ghi hình để làm giảm ảnh hưởng của nhiễu và cải thiện tỷ số S/N.

6. Mạch đổi tần phụ: Mạch đổi tần số có tác dụng làm phát sinh tín hiệu có tần số cộng và tần số trừ bằng cách trộn tần số ở đầu ra của mạch APC (3,58 (4,43)MHz) và mạch AFC (629 (627) KHz).

7. Mạch vòng AFC: tạo ra tần số 629 (627) KHz đồng bộ với tín hiệu đồng bộ dòng trong chế độ ghi và làm quay tín hiệu tần số 629 (627) mỗi 1H. Xung đóng mở đầu từ là một tín hiệu quyết định hướng quay 90o của tín hiệu CH1 khác với hướng quay của tín hiệu CH2.

8. Mạch vòng APC: dùng để đồng bộ tín hiệu 3,58 (4,43)MHz đưa vào mạch đổi tần phụ cùng với tín hiệu đồng bộ màu. Vòng có dao động tần số (3,58 (4,43)MHz). Tín hiệu tần số này và tín hiệu đồng bộ màu được tách ra khỏi tín hiệu màu để được so pha trong mạch tách dò APC. Nếu tần số 3,58 (4,43)MHz) lệch đi, điện thế lấy ra từ mạch APC sẽ sửa lại độ lệch

9. Mạch lọc thông dải 2 (BPF 2): có tác dụng cho qua thành phần tần số tổng 4,209(5,057)MHz của đầu ra mạch đổi tần phụ.

10. Khuếch đại tách dò triệt màu (Killer detection amplyfier circuit): Khi ghi, thành phần nhiễu màu qua mạch màu trong quá trình phát sóng đen trắng, chất lượng hình ảnh sẽ xấu đi trong chế độ phát lại. Do đó người ta trang bị mạch này để ngắt đường màu.

Một phần của tài liệu Giáo trình audio video docx (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w