Vòng Capstan APC

Một phần của tài liệu Giáo trình audio video docx (Trang 64 - 67)

MM SAMPLE &HOLD GATETPZ

b) Vòng Capstan APC

*) Vòng Capstan APC trong lúc ghi (Record)

Ngược lại với mô tơ trống, trong lúc ghi (RECORD) thì pha quay của mô tơ kéo băng lại được “tự do”. Chính vì thế không cần phải có xung báo pha quay C.PG mà có thể dùng chỉnh xung báo vận tốc C.FG (sau khi đã chia thấp xuống) để làm tin tức so sánh cho vòng Capstan APC. Điều này có nghĩa là pha của mô tơ kéo băng trong lúc ghi sẽ chính là pha của xung C.FG tức là bất kỳ hay muốn cố định ở đâu cũng được. SCHMIT TPZ SAMPLE MM GATE & HOLD AFC (e) (c) (b) (a) devided C.FG REF 25 (30) Hz APC error M CAPSTAN PHASE C (d) (f)

Hình 4.15: Vòng Capstan APC trong lúc ghi và các dạng sóng a b c d e f

Mạch tạo ra áp sửa sai C.APC trong lúc ghi cũng giống y như mạch tạo ra áp sửa sai D.APC của đầu trống

- Dạng sóng (a) là xung C.FG sau khi chia xuống còn 25 (30) Hz đã được mạch Schmit sửa dạng cho thành sóng vuông.

- Dạng sóng (b) và (c) là hai đầu ra của mạch MM, sự thay đổi của chiết áp “SUB TRAKING” hay “CAPSTAN PHASE” được tuỳ chọn = thời hằng MM tuỳ chọn → vị trí sườn xuống của (b) và (c) tuỳ chọn (trên hình 107 là bị chậm lại so với sườn xuống của a) → kết quả sau cùng sẽ là điểm cố định pha quay mô tơ kéo băng cũng được tuỳ chọn.

- Tầng SAMPLE nhận vào (b) và (c) để tạo ra xung mẫu (sample pulse có dạng (d).

- Dạng sóng (e) là tham chiếu 25 (30) Hz đã được đổi thành răng cưa nhờ tầng TPZ.

- Sau cùng tầng GATE chỉ mở ra trong thời gian có xung mẫu (d) → áp của sóng răng cưa (e) đi lọt được ra ngoài, được giữ (HOLD) và đổi thành DC bởi tụ C, chính là áp sửa sai C.APC (APC error có dạng) (f).

Khi pha quay mô tơ kéo băng bị bất ổn, pha của xung C.FG bị xê dịch → pha của MM hay sườn sau của (b) và (c) cũng bị xê dịch → pha của xung mẫu (d) xê dịch → áp sửa sai C.APC cũng thay đổi để sửa lại pha quay cho được ổn định.

*) Vòng Capstan APC trong lúc phát lại ( play back)

1. Tin tức về pha quay mô tơ kéo băng trong lúc phát lại

Trong lúc phát lại, đầu CH1 phải quét đúng trên vệt CH1, đầu CH2 phải quét đúng trên vệt CH2. Chỉnh cơ đầu trống đúng vận tốc với pha cố định đâu đó rồi. Vấn đề sau đó là pha quay của mô tơ kéo băng ( = vị trí của băng trên đường chạy), phải sao cho tái lập được tương quan giữa vệt ghi và đầu từ giống y như trong lúc đã ghi.

Tin tức về vị trí vệt ghi chính là xung kiếm mà đầy đủ hơn phải gọi là xung kiểm soát vệt ghi ( = CTL = Control Track Pulse). Hình 4.16 cho thấy trong lúc ghi, lúc đầu CH1 quay đến vị trí khởi đầu vệt ghi của nó ( = vị trí α trên hình 4.16), cũng là lúc định dương xung D.PG xuất hiện và được đầu kiểm soát( = AC Head ) ghi vào một đầu cạnh bằng trở thành xung kiếm. Trong lúc phát lại, lúc đầu CH1 quay tới vị trí α thì xung D.PG dương ( phát lại) cũng xuất hiện. Tại thời điểm này, nếu vị trí băng chạy ( = quyết định bởi pha quay của mô tơ kéo băng) cũng đạt được xung kiếm ngay tại đầu kiếm, to là vị trí vệt CH1 trên băng đã được đặt đúng vào đường quét của đầu CH1 giống y như trong lúc ghi. Như vậy, vòng C.APC trong lúc phát lại chỉ làm công việc chuẩn pha xung kiếmb sao cho nó được cùng pha ( = xuất hiện đồng thời) với đỉnh dương xung D.PG ( phát lại).

2. Mạch Capstan APC trong lúc phát lại

Mạch Capstan APC trong lúc phát lại cũng vẫn là mạch của lúc ghi vẫn hoạt động y như lúc ghi, nhưng các xung đem đi so sánh lẫn xung tham chiếu thì đã khác. Xung so sánh bây giờ là xung kiểm (CTL). Xung tham chiếu bầy giờ là xung D>P>G 25 (30) Hz ra từ đầu trống.

Chú ý đế chiết áp “TRACKING”, thực tế là một núm vặn đặt hẳn ra ngoài cho khán giả vặn được bằng tay. Trong lúc ghi , TRACKING được để vào giữa và SUB TRACKING hay CAPSTAN PHASE đã đặt pha băng chạy được tuỳ chọn đâu đó. Vị trí giữa của TRACKING cũng sẽ giúp pha của băng chạy giống y như lúc ghi mỗi vệt ghi được đặt thật đúng vào đầu từ tương ứng tín hiệu đọc được sẽ mạnh nhất hay hình sẽ đẹp nhất. Nếu băng đã bị giãn hoặc do sai số giữa VCR ghi và VCR phát lại, vị trí giữa có có thể không còn đúng nữa tín hiệu đọc được sẽ yếu, nhình sẽ nhiễu nhiều. Khi ấy người sử dụng sẽ sê dịch TRACKING tới trước hoặc ra sau bằng thay thời hằng MM sớm nên hay muộn đi bằng xê dịch vị trí băng chạy sao cho các vết lại được đặt đúng vào các đầu từ tương ứng → hình đẹp trở lại.

CH1 CH2 CH2 Cuộn PG +D.PG REC P CTL out đầu kiểm α

Chiều băng chạy Xung kiểm của vệt CH1 Vệt CH1

Hình 4.16: thời điểm ghi và đọc xung kiểm Vệt CH2

Một phần của tài liệu Giáo trình audio video docx (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w