Giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ THỊ XÃ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 84 - 116)

B NỘI DUNG

2.2.Giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán

cấp cơ sở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay

2.2.1. Nhóm giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

2.2.1.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của trung tâm BDCT - Xây dựng đội ngũ cán bộ của trung tâm BDCT:

Các cấp ủy Đảng, chính quyền ở địa phương phải quan tâm xây dựng, kiện toàn tổ chức Đảng, phải thực sự là nền tảng, là hạt nhân lãnh đạo, tổ chức bộ máy của Trung tâm BDCT, phải là nhân tố quyết định toàn bộ mọi hoạt động của Trung tâm BDCT. Đồng thời, thực hiện nghiêm Quyết định 185-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư TW để xác định đúng vị trí Trung tâm BDCT thị xã là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy và UBND Thị xã, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Thị ủy. Mặc khác, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để tổ chức đào tạo bồi dưỡng LLCT- Hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, kiến thức quản lý Nhà

nước cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn Thị xã. Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và phẩm chất đạo đức lối sống đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời kỳ mới, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chú trọng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, đảm bảo cán bộ trong hệ thống chính trị Thị xã ngang tầm với đô thị và tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc thủ tục quy định theo phương châm: “động và mở”, phát huy tính dân chủ, công khai khắc phục tư tưởng định kiến, hẹp hòi hoặc quá cầu toàn.

Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chi bộ Đảng ở Trung tâm BDCT, vì đây là hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo bằng định hướng chính trị, tư tưởng và tổ chức. Sự lãnh đạo đó phải được thể hiện thông qua các nghị quyết của chi bộ. Chi bộ ban hành nghị quyết phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm BDCT để phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Nghị quyết tập trung vào lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xây dựng các bộ phận chuyên môn của Trung tâm hoạt động có hiệu quả, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động tốt. Khi đã có nghị quyết của chi bộ phải tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ cho đảng viên, quản lý, kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của chi bộ và đảng viên. Chi bộ phải thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục LLCT, tư tưởng, đạo đức lối sống, năng lực công tác, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên phê và tự phê bình tạo không khí dân chủ trong Đảng. Chi bộ tiến hành công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 6 khóa X nói chung, Kế hoạch 43-KH/TU, ngày 11/01/2012 “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2010 - 2015, chuẩn bị nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020” của Thị ủy Hồng Ngự, Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 10/02/2011 của BTV Thị ủy nói riêng.

Phát huy hơn nữa vai trò Ban Giám đốc Trung tâm BDCT thị xã để tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết của chi bộ, xây dựng quy chế hoạt động của Trung tâm BDCT, phân công nhiệm vụ cụ thể cho giảng viên, xây dựng mối quan hệ hợp tác, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng, ban ngành đoàn thể và cấp ủy cơ sở, đặc biệt là làm tốt công tác kiểm tra, quản lý việc thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ cho học viên, phát huy được năng lực sở trường của từng thành viên, thực hành tiết kiệm chống tham ô lãng phí, xây dựng bộ máy vững mạnh, quản lý có hiệu lực, hiệu quả.

Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy lựa chọn giảng viên đủ tiêu chuẩn và năng lực là một vấn đề cực kỳ quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến chất lượng của giảng viên. Chất lượng giảng viên quyết định rất lớn đến chất lượng hoạt động của Trung tâm, Trung tâm BDCT có đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của giảng viên. Vì vậy cấp ủy luôn lựa chọn đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn và có năng lực thực tế. Giám đốc và phó giám đốc ngoài tiêu chuẩn chung của giảng viên LLCT còn phải đạt tiêu thêm các tiêu chuẩn sau mới có thể hoàn thành xuất sắc được vai trò trách nhiệm của mình như: Có năng lực quản lý về chuyên môn, có thời gian giảng dạy LLCT tối thiểu 4 năm trở lên được cơ quan quản lý trực tiếp xếp loại tốt về năng lực và hiệu quả quản lý; có ý thức trách nhiệm cao trước tổ chức, trước nhiệm vụ được giao, có uy tín và khả năng tập hợp đoàn kết cán bộ giảng viên và biết phát huy năng lực sở trường của cán bộ; có khả năng lãnh đạo hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ của Trung tâm BDCT.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức và chuyên trách của trung tâm BDCT:

Sắp xếp cơ quan Trung tâm BDCT và đội ngũ giảng viên của Thị xã thật sự mạnh, thật sự là “Trung tâm lý luận”, khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn, phân tán, trùng lắp và kém hiệu quả, định hướng vừa đào tạo LLCT cho cán bộ, đảng viên đạt chất lượng, hiệu quả cao, vừa đề xuất, tư vấn cho lãnh đạo Thị xã

Hồng Ngự, vừa phản biện cho những chủ trương, giải pháp của địa phương, đáp ứng kịp thời những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cho sự nghiệp đổi mới của Thị xã. Thực hiện theo đúng qui chế giảng viên kiêm chức của Trung tâm BDCT thị xã Hồng Ngự. Hàng quý tổ chức hội thảo Tổ giảng viên kiêm chức để kiểm tra giáo án, đánh giá phương pháp giảng dạy, áp dụng phương pháp dạy học tích cực cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng LLCT. Đa dạng hóa hình thức đào đạo, bồi dưỡng, tăng cường mở lớp đào tạo tập trung tại trường. Tăng cường và làm tốt công tác quản lý đào tạo, nhất là quản lý chất lượng, nội dung và tổ chức các lớp tại chức.

Phải xây dựng đội ngũ giảng viên giáo dục LLCT có năng lực chuyên môn, có tâm huyết với nghề và có phẩm chất đạo đức tốt. Cần phải xác định biên chế, quy định có số dư để đưa giảng viên đi đào tạo, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; quy định chế độ và định kỳ luân chuyển giảng viên đi thực tế cơ sở; có chính sách phù hợp để thu hút cán bộ có kinh nghiệm và sinh viên tốt nghiệp các Trường Đại học đạt loại khá trở lên về Trung tâm BDCT công tác. Đặc biệt, Đảng và chính quyền Thị xã cần có chính sách thích hợp nhằm tận dụng các cán bộ làm công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận đã nghỉ hưu trên địa bàn Thị xã nhưng vẫn còn sức đóng góp. Chính năng lực chuyên môn, bề dày kinh nghiệm cùng với uy tín của họ là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục LLCT tại địa phương. Vì vậy, để tập hợp và tận dụng được lực lượng này, cấp ủy, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện về cung cấp thông tin, báo chí, tình hình thực tế của địa phương… để họ có thể tham gia tích cực vào công việc nghiên cứu, giảng dạy.

Giảng viên cần nắm vững đặc điểm của từng lớp, từng đối tượng đặc biệt là trình độ học vấn, tâm lý học viên, tâm lý lứa tuổi, nghề nghiệp nhu cầu cần tiếp thu thông tin để có phương pháp giảng dạy thích hợp. Sau mỗi lớp học lãnh đạo tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm, đi sâu vào các nội dung chất lượng dạy và học, chất

lượng quản lý học viên và các vấn đề liên quan đến lớp như việc chuẩn bị cơ sở vật chất, cách thức phụ vụ, kinh phí đảm bảo cho lớp học. Giảng viên phải soạn giáo án giảng bài theo sự phân công của giám đốc, lưu các báo cáo tổng kết lớp do giảng viên quản lý. Ngoài các loại sổ sách riêng cho từng chức danh cán bộ, giảng viên của trung tâm, cả lãnh đạo đều phải có các loại sổ sách sau: Sổ dự giờ, sổ ghi chép các hoạt động chuyên môn, các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, các giáo án bài giảng được phân công.

Đội ngũ giảng viên của trung tâm BDCT thị xã phải tự khẳng định vị trí, vai trò của mình là vô cùng quan trọng, có lúc phải biết thể hiện cả hai vai trò (là chuyên gia, là người hướng dẫn viên), cả hai vai trò này phải được thể hiện một cách linh động, khi là người hướng dẫn, khi là chuyên gia, khi thì đóng cả hai vai trò một cách linh hoạt và nhạy bén để có thể giúp học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức. Xây dựng đội ngũ giảng viên phải thực sự là người tâm huyết với nghề nghiệp và có kiến thức sâu rộng. Để đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT có kết quả, trước hết phải tự nhìn lại mình về kiến thức chuyên ngành, liên ngành và phương pháp giảng dạy, rút kinh nghiệm đồng thời phải bổ sung những phần còn yếu, còn thiếu. Mỗi giảng viên phải tự mình ý thức việc tự học để không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ; ngoài chuyên ngành của mình phải có kiến thức rộng về các môn khác.

Chọn lựa giảng viên chuyên trách phải đạt các tiêu chuẩn như sau: Phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; gương mẫu về đạo đức và lối sống; trình độ chuyên môn: Đại học; trình độ LLCT: Cao cấp LLCT hoặc cử nhân chính trị; được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, tâm huyết với nghề nghiệp; có trình độ tin học, ngoại ngữ đạt trình độ A trở lên, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, có khả năng giảng dạy các nội dung các chương trình tại Trung tâm BDCT; tham gia các kỳ thao giảng cụm, tỉnh phải đạt giờ giảng từ loại tốt. Có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao; Số lượng giảng viên kiêm chức được quy định 17 đ/c, nhưng hiện nay có 16 đ/c, cần phải bổ sung

thêm 1 đ/c để đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Tiêu chuẩn: Các đ/c trong Ban thường vụ Thị ủy, lãnh đạo, chuyên viên phòng, ban, đoàn thể Thị xã. Trình độ chuyên môn: Đại học; trình độ LLCT: cử nhân hoặc cao cấp; có khả năng, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu về lý luận, có khả năng thu thập, xử lý, tổng hợp những vấn đề thực tiễn; có uy tín đối với cán bộ, đảng viên trong toàn Thị xã.

2.2.1.2. Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị

- Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao trình độ dạy học của giảng viên và hướng dẫn việc tự học, tự nghiên cứu của người học:

Bê - Cơn (1561 - 1626) là nhà Triết học kinh nghiệm người Anh cho rằng: “Phương pháp là ngọn đuốc soi đường cho lữ hành đi trong đêm tối”. Đồng thời, Đờ - Cát (1596 - 1650) là nhà Triết học duy lý cũng khẳng định: “Suy cho cùng thì người này hơn người kia là ở phương pháp”. Trong giáo dục hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy và học nói chung, dạy và học LLCT nói riêng, nhưng với xu thế toàn cầu hóa và khoa học công nghệ phát triển như vũ bảo, đòi hỏi mỗi nhà giảng viên, phải luôn luôn năng động, sáng tạo và tìm tòi chọn lựa cho mình một phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả cho từng bài học, thích hợp từng đối tượng tiếp thu và lĩnh hội tri thức.

Để tránh tình trạng học viên nghe một chiều, nhàm chán trong giờ học, thiếu tập trung như vừa qua… Đây không phải là tình trạng của riêng Trung tâm BDCT thị xã Hồng Ngự mà là của đại đa số môn giáo dục LLCT của các trường trong nước và thế giới. Theo Thông báo số 6-1980 của trường Đại học tổng hợp Macxcơva thì việc sử dụng phương pháp “Thầy giảng trò nghe”, “Thầy đọc trò chép”, dạy chay, học chay, nhồi nhét kiến thức… có 70% chỉ chú ý ghi, 10% chú nghe, 20% lơ đãng. Điều này chứng tỏ không kích thích được tư duy độc lập sáng tạo cho của học viên, dẫn đến sự nhàm chán trong việc tiếp thu thông tin, chất lượng hiệu quả bài giảng, chất lượng tuyên truyền sẽ không cao.

Giải pháp tới cần phải đổi mới phương pháp dạy và học, bằng cách, chúng ta không thể không quán triệt, vận dụng có hiệu quả phương pháp nêu vấn đề.

Thực chất của phương pháp này nghĩa là người giảng phải đặt những phương thức sắp truyền đạt vào một tình huống có vấn đề để nhằm tạo ra những mâu thuẩn trong quá trình nhận thức của người học, nhằm lôi cuốn sự suy nghĩ để tiếp cận, gợi mở để cho học viên đến với kiến thức mới, làm sao để kiến thức truyền đạt đến người học bằng con đường hoàn toàn tự giác, qua đó họ sẽ nhớ lâu, nắm chắc kiến thức. Lẽ dĩ nhiên, trong quá trình giảng dạy tùy theo từng đối tượng và từng nội dung của bài giảng… người giảng cần phải có những pháp pháp thích hợp và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp. Từ đó bài giảng mới không gò ép mà trở nên sinh động, hấp dẫn.

Tuy nhiên, trong giảng dạy thì không thể thiếu được phương pháp dạy truyền thống, vì giảng viên phải chuyển tải nội dung cơ bản của bài đến với học viên, một số khái niệm, nguyên lý, quy luật… phải được phân tích, lý giải và chứng minh, song nếu chỉ sử dụng độc quyền phương pháp này thì hiệu quả bài giảng không cao, để đảm bảo chất lượng bài giảng tuyên truyền đòi hỏi giảng viên phải kết hợp các phương pháp giảng dạy như: Phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học cùng tham gia, kết hợp với việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật trợ giảng hiện đại. Tùy theo vào nội dung bài giảng đối tượng học tập từ đó lựa chọn phương pháp thích hợp. Nghị quyết TW hai Khóa VIII nêu rõ: cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện tự học, tự nghiên cứu…

- Đổi mới phương pháp giảng dạy để khơi dậy và nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ, tự do tư tưởng của học viên:

Muốn khơi dậy và nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ, tư do tư tưởng của học viên, chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp nêu vấn đề, để làm tốt được điều này đòi hỏi giảng viên phải xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của

từng bài giảng, những vấn đề cần nắm vững để vận dụng vào thức tiễn cuộc sống, môi trường công tác; nghiên cứu kỹ tài liệu để phát hiện và tạo ra những tình huống có vấn đề của bài giảng. Sau khi tạo được tình huống có vấn đề của bài giảng, giảng viên chuyển sang diễn đạt vấn đề học tập dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề hoặc các bài tập nêu vấn đề để học viên giải quyết các vấn đề đặt ra.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ THỊ XÃ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 84 - 116)