B NỘI DUNG
1.2. Vai trò và yêu cầu của việc nâng cao trình độ lý luận chính
cho đội ngũ cán bộ cơ sở trong giai đoạn hiện nay
1.2.1. Vai trò của việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở trong giai đoạn hiện nay
LLCT cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở nói chung, của cán bộ cấp xã, phường của thị xã Hồng Ngự nói riêng. Nhất là, trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trước những yêu cầu và nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường của thị xã Hồng Ngự đã không những trưởng thành, là lực lượng quyết định quá trình phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng ở các địa phương. Bên cạnh đó, họ cũng bộc lộ những yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu vững vàng về chính trị, giảm sút ý chí chiến đấu, thoái hoá phẩm chất đạo đức cách mạng, mắc vào tệ tham nhũng. Một số ít do nhận thức chậm nên bảo thủ, chưa quan tâm đổi mới. Công tác cán bộ còn trì trệ, kéo dài, nhất là chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo một cách chủ động, có kế hoạch, chưa thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo tính liên tục và kế thừa… Vì thế, các Đại hội của Đảng và một số hội nghị TW đã đề ra nhiệm vụ phải nâng cao trình độ trí tuệ trong Đảng, tiếp tục bồi dưỡng cán bộ, Đảng viên về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Văn kiện Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định “Đổi mới công tác giáo dục LLCT, tư tưởng trong Đảng, trước hết cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp; đổi mới nội dung phương pháp học tập và giảng dạy trong hệ thống trường chính trị, nâng cao tính thiết thực và hiệu quả của chương trình” [15; 131].
Việc nâng cao trình độ LLCT có tầm quan trọng đặc biệt và cần thiết đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở được thể hiện:
Một là, LLCT đóng vai trò định hướng cho mọi hoạt động của cán bộ nói chung, cán bộ cấp cơ sở nói riêng: Mọi thành công hay thất bại của cách mạng nước ta đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc Đảng ta vận dung chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mức độ quán triệt tổ chức thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà
nước. Do đó, mục đích của việc nâng cao trình độ LLCT sẽ trang bị cho người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp luận đúng đắn, nhãn quan chính trị rộng lớn để nhận thức vấn đề một cách toàn diện, có ý thức tự giác và tích cực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ do Đảng đề ra, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao. Có nắm vững thực chất tính cách mạng và tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng mới có khả năng hiểu được bản chất và chiều hướng phát triển của sự vật để đề ra đường lối, chính sách đúng đắn, đáp ứng những yêu cầu của cách mạng. Trình độ lý luận Mác - Lênin của một Đảng phụ thuộc vào việc nghiên cứu, học tập lý luận của Đảng đó. Vì vậy, Đảng Cộng sản phải coi trọng việc nâng cao trình độ LLCT cho cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở nói riêng nhằm xây dựng Đảng trở thành Đảng vững mạnh, đạo đức, văn minh. Coi việc nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, đóng góp to lớn vào thắng lợi của công cuộc đổi mới hiện nay.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH TW khoá X khẳng định: “Công tác tư tưởng, lý luận là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức…” [15; 276].
Thứ hai, trang bị cho người cán bộ lãnh đạo sự hiểu biết cần thiết để nhận thức đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại cơ sở: Hoạt động của người cán bộ lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan. Để thực hiện tốt vai trò quan trong trên, người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở bên cạnh năng lực của mình còn phải có trình độ nhất định về
nhiều mặt - Trong đó có LLCT. LLCT với những đặc trưng riêng biệt sẽ trang bị cho người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở năng lực tư duy để nhận thức vấn đề một cách đúng đắn, trên cơ sở nhận thức đúng đắn thì người cán bộ lãnh đạo sẽ tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối và chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong thực tế cơ sở đạt kết quả cao. Nhiệm vụ chính trị trọng tâm của người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở là tiếp thu, lĩnh hội các chủ trương, đường lối và chính sách, pháp luật thông qua các Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản... của cấp trên (tỉnh, huyện) và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn công tác được phân công phụ trách.
Có được trình độ LLCT đảm bảo theo tiêu chuẩn chức danh đang đảm nhiệm thì người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở mới có thể nhận thức được vấn đề một cách có hệ thống, hiểu rõ bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó, người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở hình thành được năng lực định hướng đúng đắn và phương pháp luận khoa học cho nhận thức và chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Có trình độ LLCT, có tư duy lý luận thì người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở mới có khả năng tiếp thu chuẩn xác những vấn đề về quan điểm chủ trương, về chính sách pháp luật, về khoa học kỹ thuật... Khi tiếp thu đã chuẩn xác rồi thì chắc chắn việc triển khai, việc tổ chức thực hiện các nội dung ấy sẽ đạt kết quả cao. Thực tế đã có không ít trường hợp, do trình độ LLCT và tư duy lý luận còn hạn chế nên tiếp thu chưa chính xác tinh thần cơ bản của lý luận. Từ việc tiếp thu chưa chuẩn thì chắc chắn khi báo cáo lại, khi tổ chức thực hiện trong thực tiễn chỉ là hình thức, đọc lại văn bản, thậm chí còn làm mất đi tính hệ thống của vấn đề, không làm rõ được trọng tâm cũng như bản chất của vấn đề. Như thế, chất lượng việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của cấp trên sẽ không cao, làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội không chỉ tại cơ sở mà còn ảnh hưởng đến cả cấp trên.
LLCT còn trang bị cho người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở năng lực nhận thức thực tiễn trong việc phát hiện vấn đề, xác định bản chất, nguyên nhân chủ yếu và khả năng vận dụng lý luận khoa học vào việc xây dựng các chủ trương, định hướng hoạt động, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn phụ trách và quyết định các vấn đề có liên quan một cách chính xác và đúng đắn. Trình độ LLCT còn giúp cho người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở rèn luyện năng lực tư duy, năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách năng động và sáng tạo. Đối với người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở khả năng này rất quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương cũng như cho từng lĩnh vực, từng đơn vị cụ thể. LLCT giúp cho người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở có nhận thức đúng trong hoạch định kế hoạch hoạt động, phải xuất phát từ điều kiện, từ hoàn cảnh cụ thể của địa phương trên từng lĩnh vực để xây dựng các mô hình, chương trình, kế hoạch hành động và các giải pháp, biện pháp để thực hiện kế hoạch. Thực hiện được yêu cầu trên, người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở thể hiện được năng lực sáng tạo của mình nhờ nhận thức đúng đắn lý luận, quan điểm, đường lối trong quan hệ với việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
Thứ ba, trình độ LLCT giúp cho người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở có thể nâng cao năng lực tổ chức và tổng kết thực tiễn: LLCT có nhiều đặc trưng cơ bản, một trong những đặc trưng đó là nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Nguyên tắc này đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở trước tiên phải có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ LLCT nhất định tuỳ theo từng cương vị lãnh đạo, quản lý. Đạt được quy định như trên thì người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở mới có khả năng nắm bắt vấn đề, biết sàng lọc những thông tin cơ bản trong suốt quá trình triển khai, tổ chức thực hiện công việc cũng như những vấn đề chủ yếu để tiến hành việc tổng kết công việc - tổng kết thực tiễn. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và công việc, sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu để góp phần xây dựng phương hướng, đường lối trong thời gian tới; bổ sung và phát triển lý luận theo hướng ngày càng hoàn thiện.
Với bản chất khoa học và cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin đóng vai trò không thể thiếu đối với những người Cộng sản trong nhận thức và cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Trên cơ sở lý giải đúng đắn các vấn đề về thế giới và vai trò của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới, chủ nghĩa Mác - Lênin đã trở thành nền tảng lý luận quan trọng, định hướng cho con người trong hoạt động thực tiễn của mình. Sự định hướng đó giúp cho chủ thể hoạt động thấy được phương hướng hoạt động của đối tượng, cũng như mục tiêu, phương pháp và cách thức tối ưu để đạt được mục tiêu. Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin còn chỉ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải biết xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tiễn làm định hướng chỉ đạo cho con người trong hành động để tránh những sai lầm hay mò mẫm trong hoạt động thực tiễn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh nếu hiểu biết và vận dụng đúng đắn sẽ giúp cho người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở bên cạnh việc nâng cao nhận thức còn nâng cao được năng lực lãnh đạo, quản lý.
Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm vấn đề tổng kết thực tiễn để bổ sung cho lý luận. Bắt đầu từ Ðại hội VI năm 1986 đến nay Đảng ta đề ra các bài học lớn - Đó chính là kết quả được tổng kết từ thực tiễn. Để tiến hành công tác tổng kết thực tiễn đạt kết quả tốt, yêu cầu đối với người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở là: Phải bao quát công việc, thường xuyên đi sâu, đi sát với thực tế cơ sở để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở để khắc phục tính trì trệ, bảo thủ và phong cách quan liêu, xa rời thực tiễn; phải có khả năng định hướng, biết xây
dựng niềm tin vào cái mới có tính tiến bộ, tích cực; dám đấu tranh bảo vệ cái mới, tạo điều kiện thuận lợi cho cái mới phát triển; dám nhìn thẳng vào các mâu thuẫn, đấu tranh kịp thời để ngăn chặn việc cản trở sự phát triển của cái mới.
Thứ tư, trình độ LLCT sẽ giúp người cán bộ lãnh đạo khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, kinh nghiệm và giáo điều trong công việc: Mác-Ăngghen đã khẳng định: "không chịu khuất phục trước một cái gì cả”. Trên một ý nghĩa nào đó, phép biện chứng duy vật không chỉ đối lập với phép biện chứng duy tâm, mà nó còn là phương tiện chủ yếu để khắc phục, ngăn ngừa các khuynh hướng tư duy dẫn đến nhận thức sai lầm các quy luật khách quan chi phối sự biến đổi của đời sống xã hội. Những khuynh hướng sai lầm này biểu hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động thực tiễn của con người và làm cản trở, thậm chí triệt tiêu sự phát triển, do đó, chúng được coi là những căn bệnh. Với ý nghĩa đặc biệt như vậy của phép biện chứng duy vật, việc đề cao vai trò của nó đối với việc khắc phục những sai lầm trong tư duy càng trở nên có ý nghĩa hết sức to lớn.
Thực chất của bệnh chủ quan duy ý chí là trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, người ta tuyệt đối hóa nhân tố chủ quan, xa rời hiện thực khách quan, coi thường các quy luật khách quan của sự vận động và phát triển. Bệnh chủ quan duy ý chí là sự thể hiện về trình độ văn hóa, khoa học của chủ thể nhận thức có thể khẳng định rằng, ở một mức độ nào đó, người ta không thể có được tư duy biện chứng khoa học khi trình độ văn hóa, khoa học chưa đạt đến một chuẩn mực cần có. Vì vậy, sự yếu kém về trình độ văn hoá, khoa học sẽ tất yếu dẫn đến tư duy kinh nghiệm và phạm phải sai lầm chủ quan duy ý chí. Do ý thức sai lầm về vai trò của lý luận mà dẫn đến lãng quên việc thường xuyên chủ động nâng cao năng lực tư duy lý luận - Trong đó bao gồm cả quá trình học tập lý luận và kiểm nghiệm thực tiễn.
Thực chất của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa là sự cường điệu hoặc tuyệt đối hoá kinh nghiệm, coi kinh nghiệm là "chìa khoá vạn năng" trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống đặt ra. Biểu hiện của bệnh này là đề cao kinh
nghiệm cảm tính, coi thường tri thức lý luận, tri thức khoa học, vận dụng kinh nghiệm để giải mã những vấn đề thực tiễn một cách máy móc, dẫn đến tình trạng áp đặt kinh nghiệm trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong thực tiễn, sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu. Con người Việt Nam vốn mang đậm nét "Tư duy kinh nghiệm". Vì vậy, mặc dù đã được trang bị chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là phép biện chứng duy vật, nhưng ở một số nhà quản lý của chúng ta ít nhiều vẫn mắc bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa.
Từ những vấn đề đã phân tích ở trên, có thể khẳng định LLCT có vai trò rất quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo nói chung, của người cán bộ cấp cơ sở nói riêng. Trình độ LLCT của người cán bộ được trang bị càng cao, thì trong công việc người cán bộ càng có khả năng