B NỘI DUNG
1.3. Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ
cấp cơ sở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
1.3.1. Khái quát đặc điểm tình hình thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp hiện nay
1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thị xã Hồng Ngự có diện tích tự nhiên 12.216,16 ha, dân số toàn thị xã là 74.569 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 610 người/km2, là địa bàn mới thành lập năm 2008 với 7 đơn vị xã, phường như phường: An Lộc có 400,14 ha diện tích tự nhiên và 14.534 nhân khẩu; phường An Thạnh 470,10 ha diện tích tự nhiên và 17.074 nhân khẩu; phường An Lạc có 751,72 ha diện tích tự nhiên và 9.254 nhân khẩu. Các xã: Tân Hội 1.128,6 ha diện tích tự nhiên và 8.380 nhân khẩu; Bình Thạnh 4.845,22 ha diện tích tự nhiên và 10.596 nhân khẩu; An Bình A 2.713,35 ha diện tích tự nhiên và 12.947 nhân khẩu và An Bình B 1.909,77 ha diện tích tự nhiên và 5.438 nhân khẩu. Trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Ngự để thành lập thị xã Hồng Ngự theo Nghị định 08/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Thủ tướng Chính Phủ. Với địa giới hành chính thị xã Hồng Ngự: Đông giáp huyện Tân Hồng; Tây giáp huyện Hồng Ngự; Nam giáp huyện Tam Nông; Bắc giáp tỉnh Preyveng - Vương Quốc Campuchia.
Thị xã Hồng Ngự sau khi được hình thành sẽ giữ vai trò đô thị của trung tâm, hạt nhân và đầu tàu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tiểu vùng Hồng Ngự là đô thị hậu cần quan trọng nhất của kinh tế biên giới tỉnh Đồng Tháp, đầu mối giao lưu kinh tế với nước bạn Campuchia và cũng là đối trọng với cụm phát triển kinh tế biên giới với Tân Châu- Vĩnh Xương (An Giang). xuất phát từ vị trí địa lý đặc trưng, thị xã còn đóng vai trò quan trọng trong quốc phòng - an ninh.
Đồng thời, thị xã Hồng Ngự còn đóng vai trò tăng trưởng đầu tàu của tiểu vùng trong bối cảnh đẩy mạnh tiến độ đô thị hóa, CNH và HĐH. Trong tương lai
các tuyến đường quan trọng trong địa bàn như: Đường nối bến phà Neak - Luong với cửa khẩu quốc tế Thường Phước; đường nối tuyến xuyên Á với cửa khẩu quốc tế Dinh Bà (huyện Tân Hồng) đường N1 được nối tuyến và hoàn thành, khi đó thị xã Hồng Ngự với nền tảng là đô thị loại IV của thị trấn Hồng Ngự - sẽ là cửa ngõ đối ngoại của tỉnh hướng về các nước ASEAN thông qua Campuchia và là một trong các đô thị biên giới nối liền các đô thị từ Miền đông Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang).
Phân định địa giới hành chính, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp hiện nay: Theo số liệu thống kê của Văn phòng UBND Thị xã Hồng Ngự năm 2011, trên địa bàn Thị xã có 19.791 hộ dân với tổng dân số là 78.089người. Trong đó: Thành thị 10.948 hộ tương đương 42.500 người, chiếm 54,43 %; Nông thôn 8.843 hộ tương đương 35.589 người, chiếm 45,57 %.
Biểu đồ 1.1. So sánh dân số giữa thành thị và nông thôn:
Bảng 1.1. Phân bổ dân cư theo từng xã, phường:
Stt Đơn vị hành chính Số hộ D.TíchKm2 (người)Dân số (ng/kmMật độ2)
1 Phường An Lạc 2.058 7,51 8436 1.123 2 Phường An Thạnh 6.466 4,70 24.683 5.251 3 Phường An Lộc 2.424 4,00 9381 2.345 4 Xã Tân Hội 1.753 11,29 7.076 626 5 Xã Bình Thạnh 2.654 48,43 10.773 222 6 Xã An Bình A 3.256 27,13 12.988 478
7 Xã An Bình B 1.180 19,10 4.752 248
Tổng cộng 19.791 122,16 78.089 639
Nguồn: Đề án khảo sát hiện trạng dân số trong địa bàn TXHN của UBND thị xã Hồng Ngự
1.3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, quốc phòng - an ninh của thị xã Hồng ngự, tỉnh Đồng Tháp
Đảng bộ thị xã Hồng Ngự được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 5/2009, trong bối cảnh ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, cùng với quá trình kiện toàn bộ máy và vận hành chức năng quản lý đô thị đã nảy sinh những khó khăn mới. Tuy nhiên là đơn vị hành chính mới được thành lập, được TW, Tỉnh đầu tư nhiều chương trình dự án quan trọng đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để thị xã Hồng Ngự phát triển nhanh và bền vững. Trên nền tảng kế thừa những thành quả dược của huyện Hồng Ngự, cùng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của toàn Đảng bộ và nhân dân thị xã Hồng Ngự từng bước vượt qua khó khăn thách thức thực hiện thăng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình hành động do BCH lâm thời Đảng bộ Thị xã đề ra.
Thị xã Hồng Ngự từ khi chia tách đến nay mới 03 năm, trong thời gian ngắn như vậy nhưng đã từng bước khẳng định lợi thế lớn là đô thị trung tâm của khu kinh tế cửa khẩu phía Bắc tỉnh Đồng Tháp. Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 15%, trong đó: năm 2010 đạt 15,06%, năm 2011 đạt 15,04%. Cao hơn so với mặt bằng chung của Tỉnh trung bình là 1,5% năm. Cơ cấu kinh tế khu vực I chiếm 59,52%; khu vực 2 chiếm 18,53%; khu vực 3 chiếm 21,95%. Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2011 đạt 995 USD.
Sản xuất nông nghiệp từng bước đi vào chiều sâu, tập trung là cây lúa và nuôi trồng thủy sản. Lĩnh vực sản xuất CN-TTCN tuy quy mô còn ở mức thấp, nhưng tiếp tục phát triển; thương mại dịch vụ, đầu tư xây dựng cơ bản phát triển mạnh; Bộ mặt đô thị ngày càng khởi sắc, địa phương đang hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại IV và phấn đấu đạt một số tiêu chí đô thị loại III vào năm 2015:
Kết cấu hạ tầng, 100% hộ dân có nhà ở, mật độ đường chính đạt 4,5 km/km2, tỷ lệ điện khí hóa 100%, tỷ lệ cấp nước sạch 90%, tỷ lệ thu gôm rác 90%. Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập được đầu tư và xây dựng mới; huy động học sinh đến lớp đạt yêu cầu đề ra, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể; duy trì công tác xóa mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo kế hoạch. Toàn Thị xã có 40 cơ sở giáo dục, bao gồm trường mẫu giáo - mầm non, trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trương trung cấp nghề và trung tâm học tập cộng đồng, trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia. Nhìn chung, lĩnh vực văn hóa - xã hội được chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề và các chính sách an sinh xã hội luôn được chú trọng; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu. Cụ thể: Tỷ lệ dân số 1%, 30% trường học và 75% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ lao động qua đào tạo 36%, 11% hộ dân đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, tỷ lệ hộ nghèo <4%.
An ninh - Quốc phòng ổn định; tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội tại địa phương được kiểm soát chặt chẽ, nhiều đợt tấn công truy quét mang lại hiệu quả thiết thực; Thị xã Hồng Ngự còn là một trung tâm thương mại - đô thị hậu cần đầy tiềm năng, có vị trí trung tâm trong giao lưu kinh tế quốc tế giữa cửa khẩu quốc tế Dinh Bà và cửa khẩu Thường Phước và các cửa khẩu phụ dọc theo 7,5 km đường biên giới; lợi thế của Thị xã Hồng Ngự hiện nay là khả năng thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, khu dịch vụ thương mại, tài chính, hệ thống kho bến bãi... phục vụ cho kinh tế biên giới. Hệ thống giao thông hoàn chỉnh, thuận lợi về đường bộ, đường thuỷ, có thể giao thương dể dàng với các trung tâm đô thị lớn của quốc gia và quốc tế: Thành phố Hồ Chí Minh, Pnông-Pênh; Thị xã Hồng Ngự nằm trong khu kinh tế Biên giới, được hưởng một số chính sách ưu đãi đầu tư và sự quan tâm ưu tiên, sâu sắc, của
TW và Tỉnh dành cho khu vực khó khăn và đô thị mới vừa được thành lập. Đặc biệt là lợi thế hội nhập về kinh tế biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.
Trong bối cảnh hội kinh tế thế giới với những thuận lợi và thách thức mới, nhằm cải thiện quy mô và chất lượng phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội phù hợp và đồng bộ với phát triển chung với vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, nhất là góp phần thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 thị xã Hồng Ngự cần tổng kết đánh giá những mặt được và chưa được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; làm cơ sở cho việc vạch ra phương hướng giải pháp cho quá trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội đến năm 2010 - 2020 phù hợp với những vận hội và động lực phát triển mới; đặc biệt ngày càng thể hiện vai trò vị trí trung tâm kinh tế và văn hóa của tiểu vùng kinh tế của thị xã Hồng Ngự và là đô thị hậu cầu kinh tế biên giới quan trọng nhất của tỉnh trong thế kết nối giao lưu kinh tế cấp liên vùng và cấp quốc tế.
Tuy nhiên, dù là thị xã nhưng nông nghiệp vẫn còn là ngành sản xuất chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế; phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu, giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm; đời sống bà con nhân dân còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí, nghề nghiệp thấp làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch kinh tế và lao động của địa phương. Một bộ phận cán bộ công chức, viên chức chưa thích nghi kịp với phong cách, phương pháp công tác theo chức năng quản lý của chính quyền đô thị. Vai trò lãnh đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền từng cấp có mặt thiếu nhạy bén, nhất là lãnh đạo phát triển thương mại - dịch vụ và đô thị có mặt còn lúng túng, đội ngũ cán bộ về trình độ năng lực chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; công tác tham mưu, đề xuất xử lý, công việc của một số cơ quan, ban, ngành còn chậm; việc cụ thể hóa nghị quyết của cấp trên ở một số nơi còn chung chung, giải pháp chưa cụ thể nên thiếu tính khả thi.
Trong năm 2012, Thị xã tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển với quy mô lớn, theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính cạnh tranh, hợp tác phát triển, tạo đà tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; Nâng cao chất
lượng đầu tư xây dựng cơ bản, tập trung vào 5 công trình trọng điểm để tiếp tục giữ vững tăng trưởng ở mức cao 15% và phấn đấu thực hiện đạt tiến độ theo kế hoạch; Tăng cường thực hiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Tạo sự chuyển biến tích cực về giảm nghèo, giải quyết chính sách nhà ở, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Phấn đấu đến năm 2020, thị xã Hồng Ngự đã là đô thị loại III, đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 77%. Triển khai công tác quản lý quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và xây dựng kết cấu hạ tầng các khu chức năng đô thị trên địa bàn; gắn với các trục đối ngoại, đối nội của các quy hoạch phát triển hệ thống giao thông bộ, đặc biệt khai thác có hiệu quả các tuyến trục QL.30 và đường tránh, QL.N1, ĐT.841, ĐT.842; tạo cơ sở cho phát triển mạnh giao lưu kinh tế liên vùng, tăng cường sức hút đầu tư và cải thiện đời sống nhân dân, hạn chế phân hóa xã hội theo lãnh thổ, nhằm sớm trở thành trung tâm hạt nhân phát triển thương mại - dịch vụ cấp Vùng.
Trên cơ sở các lợi thế, thị xã sẽ phát huy vai trò đô thị trung tâm của vùng Hồng Ngự và đô thị biên giới phía Bắc của Tỉnh, vận dụng thu hút mọi nguồn lực tập trung vào phát triển nhanh kinh tế - xã hội và gắn liền với tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị; kết hợp chuyển đổi cơ cấu, gắn sản xuất, kinh doanh với thị trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt là thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu Quốc gia về Nông thôn mới. Tiếp tục mở rộng và tích cực nâng cao hiệu quả kinh tế biên giới, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài và từng bước chuyển hóa thành nội lực. Khai thác tối đa lợi thế vị trí địa lý kinh tế của thị xã trong mối tương quan phát triển giữa các vùng trong tỉnh Đồng Tháp. Qua đó tạo mối quan hệ gắn kết khu vực kinh tế cửa khẩu của tỉnh Đồng Tháp.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực giáo dục, đào tạo và trình độ dân trí; Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với công bằng, an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái và chủ động ứng
phó với tác động thay đổi khí hậu toàn cầu trong tầm nhìn xa hơn. Kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh trong các giai đoạn phát triển, đặc biệt là khu vực kinh tế cửa khẩu. Tranh thủ với các ngành Tỉnh tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, đề xuất các chính sách thông thoáng trên từng dự án, từng lĩnh vực cụ thể để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nội lực, nhất là huy động vốn trong dân, khai thác nguồn vốn từ quỹ đất; tận dụng, tranh thủ các nguồn vốn và các chính sách ưu đãi của TW, Tỉnh, vốn ODA và các nguồn vốn viện trợ khác về đầu tư phát triển kinh tế Biên giới. Xác định ưu tiên phân bổ nguồn vốn theo chương trình, mục tiêu có trọng tâm, trọng điểm; nhất là đầu tư cho các dự án tạo sức bật cho phát triển lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Chủ động xây dựng các dự án trọng điểm để thực hiện kêu gọi đầu tư như: Trung tâm Thương mại - Dịch vụ Siêu thị, Khu dân cư Bờ Đông giai đoạn 2, Trường Tư thục, Dự án Khu Đô thị An Thạnh, Dự án xây dựng Siêu thị bách hóa tổng hợp, Chợ chuyên kinh doanh và xay xát chế biến nông sản... Đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh của địa phương.
1.3.2. Thực trạng trình độ lý luận chính trị và công tác giáo dục lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
1.3.2.1. Thực trạng trình độ lý luận chính trị của cán bộ cấp cơ sở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Thực hiện Nghị quyết số 42 của Bộ Chính trị (khóa IX) và chỉ đạo của Tỉnh uỷ về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đảng ủy xã, phường, cơ quan, Ban, ngành đoàn thể Thị xã tiếp tục triển khai, quán triệt và đang tiến hành quy hoạch cán bộ, chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Đối với Thị xã, trên cơ sở quy hoạch A2 sau khi chia tách kiện toàn đội ngũ cán bộ, Ban Thường vụ Thị ủy đã quy hoạch bước A3 trình Tỉnh gồm: Đối với các Đảng ủy xã, phường đã tổ chức thực hiện rà soát, bổ sung điều chỉnh
quy hoạch A2 sang A3, tổng số quy hoạch 174 đ/c (trong đó xã 99 đ/c, phường 75 đ/c; tái cử 90 đ/c, bổ sung mới 84 đ/c; nữ 31 đ/c, chiếm 17,81%; tuổi đời bình