Khái quát quá trình hoạt động của Quốc tế Cộng sản.

Một phần của tài liệu Quốc tế cộng sản với sự ra đời và hoạt động bước đầu của đảng cộng sản trung quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX (Trang 25 - 33)

Đại hội lần thứ I của Quốc tế Cộng sản còn gọi là Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản đợc khai mạc ở Matxcơva diễn ra từ ngày 2 đến 6-3-1919. Tham dự Đại hội có đại biểu của 19 đảng và nhóm, có quan sát viên của 15 n- ớc. Mặc dầu bị cản trở, đông đảo các đảng phơng Tây đều có đại biểu tham dự, nhất là đại diện của nớc cộng hoà Xô Viết, Đức, áo, Hunggari, Ba Lan, Phần Lan, Pháp, Bungari, Hợp chủng quốc châu Mỹ. Đặc biệt, lần đầu tiên có đại biểu của các đảng phơng Đông nh Trung Quốc, Triều Tiên. Sự có mặt của các đại biểu các nớc phơng Đông tuy không nhiều nhng đã chứng tỏ Quốc tế thứ III chẳng những là tổ chức của giai cấp công nhân các nớc t bản chủ nghĩa mà còn là tổ chức của quần chúng công nhân và nhân dân lao động các nớc thuộc địa và phụ thuộc.

Đại hội diễn ra dới sự chủ trì của V.I.Lênin. Vấn đề tổ chức Quốc tế thứ III đợc thảo luận trớc tiên. V.I.Lênin kiên trì đòi hỏi phải thành lập ngay Quốc tế Cộng sản. Tất cả các đại biểu đều tán thành việc thành lập Quốc tế mới, trừ các đại biểu Đảng Cộng sản Đức. Ngày 4-3-1919 Đại hội tự tuyên bố là Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản - Quốc tế thứ III.

Đại hội đã thảo luận và thông qua cơng lĩnh của Quốc tế Cộng sản đợc xây dựng theo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin do Lênin trình bày. Mở đầu cơng lĩnh vạch rõ thời đại mới đã bắt đầu: "Thời đại mới nảy sinh, thời đại tan rã của chủ nghĩa t bản, của sự suy sụp bên trong của nó, thời đại cách mạng của giai cấp vô sản" [18;66].

Cơng lĩnh cũng đã vạch ra đờng lối cách mạng triệt để khoa học của phong trào cách mạng là lật đổ chính quyền t sản, giành chính quyền vô sản, thiết lập chuyên chính vô sản với sự giúp đỡ của nớc Nga Xô Viết, tớc đoạt tài sản của giai cấp t sản, xã hội hoá sản xuất và chuyển sang xã hội cộng sản không giai cấp.

Đại hội đã ra "Tuyên ngôn gửi những ngời vô sản toàn thế giới", kêu gọi giai cấp vô sản quốc tế đấu tranh quyết liệt để thực hiện chuyên chính vô sản. Tuyên ngôn nhấn mạnh: "Nếu nh Quốc tế thứ nhất nhìn thấy trớc sự phát triển của tơng lai và phác ra đờng đi của nó, nếu nh Quốc tế thứ II đã tập hợp và tổ chức hàng triệu ngời vô sản lại thì Quốc tế thứ III là Quốc tế hành động quần chúng công khai, là quốc tế thực hiện cách mạng, là quốc tế của việc làm" [18;67].

Đặc biệt, Đại hội đã nghe báo cáo "Luận cơng và báo cáo về chế độ dân chủ và chuyên chính vô sản" của V.I.Lênin là báo cáo cực kì quan trọng trong

chơng trình nghị sự của Đại hội. V.I.Lênin đã nhấn mạnh sự cần thiết của chuyên chính vô sản nhằm đè bẹp sự phản kháng của giai cấp bị lật đổ và xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Bản luận cơng đó đợc Đại hội nhất trí về nhiệm vụ lịch sử của Quốc tế Cộng sản; đấu tranh để thực hiện chuyên chính vô sản. Những vấn đề lý luận ấy đã trở thành cơng lĩnh của Quốc tế Cộng sản và nó đối lập với cơng lĩnh của Quốc tế thứ II; (Lấy khẩu hiệu của chế độ dân chủ - t sản làm cái bình phong cho thế lực t sản phản cách mạng làm công cụ cho tất cả những kẻ thù của chính quyền Xô Viết).

Để lãnh đạo hoạt động của Quốc tế Cộng sản, Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Trung ơng của Quốc tế Cộng sản với sự tham gia của đại biểu một số Đảng Cộng sản.

Tháng 4-1919 trong bài "Quốc tế thứ III và địa vị của nó trong lịch sử" V.I.Lênin đã viết về vấn đề thành lập Quốc tế thứ III nh sau: "ý nghĩa lịch sử của Quốc tế Cộng sản đối với toàn thế giới là đã bắt đầu đem thực hiện cái vĩ đại nhất của Mác, khẩu hiệu tóm tắt cả một thế kỷ tiến bộ của chủ nghĩa xã hội và của phong trào công nhân tức là khẩu hiệu quy định bởi khái niệm: Chuyên chính vô sản" [18;68].

Sau Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản cuộc khủng hoảng cách mạng càng tiếp diễn gay gắt trong nhiều nớc Châu Âu, việc đấu tranh để lật đổ chính quyền của giai cấp t sản đợc đề ra cấp thiết. Tháng 3-1919 ở Hunggari nhân dân lao động đã tiến hành cuộc vũ trang khởi nghĩa thành lập nớc Cộng hoà Xô Viết Hunggari đến tháng 8-1919 nớc Cộng hoà Xô Viết này buộc phải giải tán bởi thế lực phản cách mạng do bọn đế quốc Anh - Mỹ can thiệp. Tháng 4-1919 nớc Cộng hoà Xô Viết đợc thành lập ở Bavierơ (Phía nam nớc Đức). Đến tháng 5-1919 thì nền cộng hoà này bị tiêu diệt vì tập đoàn quân phiệt Đức đợc bọn cầm đầu Đảng xã hội dân chủ ủng hộ và bọn đế quốc Mỹ, Anh, Pháp giúp đỡ. Tuy vậy, ở ý, Pháp, Anh, Mỹ và trong các nớc khác công nhân và binh lính tăng cờng hoạt động cách mạng. Trong các nớc Châu Âu và Châu Mỹ, giai cấp vô sản đã đứng lên chiến đấu đòi chấm dứt chiến tranh cách mạng. Tháng 3-1919 những ngời lao động Triều Tiên đã nổi dậy chống chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản; ở Trung Quốc trong năm 1919 cũng đã bắt đầu diễn ra một phong trào phản đế và phản phong đợc gọi là cuộc "Vận động Ngũ Tứ" v.v…

Những cuộc khủng hoảng cách mạng trên thế giới ngày càng gay gắt thì ảnh hởng của Quốc tế Cộng sản cũng ngày càng đợc tăng cờng. Các Đảng Cộng sản phát triển; Đảng cộng sản đã đợc thành lập ở Mỹ (9-1919); ở Tây Ban Nha (4-1920); ở Anh (Mùa hè năm 1920). Số lợng các Đảng Cộng sản ấy cũng tăng thêm. Sự phát triển mau chóng đó của các Đảng Cộng sản đã làm cho chiến tuyến cách mạng thêm vững mạnh; trong tình hình đó, xu hớng phái giữa hay còn gọi là phái "Tả khuynh" xuất hiện và có nguy cơ lan rộng trong phong trào Cộng sản quốc tế, gây trở ngại cho những ngời cộng sản trong việc tranh giành ảnh hởng đối với quần chúng. Những ngời cộng sản "Tả khuynh" phủ nhận việc tham gia vào các nghị viện t sản phong toả cô lập các công đoàn do những ngời cải lơng lãnh đạo, cự tuyệt mọi sự thoả hiệp đối với những ngời xã hội dân chủ trong việc phối hợp hành động chống lại thế lực phản động. Nh Lênin đã nói, những quan điểm bè phái "Tả khuynh" mang lại những tai hại to lớn cho phong trào cộng sản.

Những bài học của các cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn 1914- 1920, sự thất bại của nớc Hunggari Xô Viết đã chỉ ra rằng giai cấp vô sản không thể củng cố đợc thắng lợi nếu không có một chính đảng cộng sản đoàn kết có kỷ luật và kinh nghiệm. Cần phải tìm kiếm những con đờng và phơng thức để thu hút về phía những ngời cộng sản đa số công nhân và quần chúng không vô sản khác. Trớc các Đảng Cộng sản non trẻ, nhiệm vụ đặt ra là phải học đợc sự mềm dẻo, linh hoạt trong việc đa quần chúng tới cách mạng.

Để giải quyết vấn đề đó, tháng 5-1920 Lênin đã viết tác phẩm "Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản" có ý cấp thiết đối với phong trào cộng sản quốc tế. Tác phẩm này là sự chuẩn bị về t tởng cho các công việc của Đại hội lần thứ hai của Quốc tế Cộng sản.

Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản khai mạc ngày 19-7-1920 ở Pêtrôgrat, từ ngày 23-7 đến 7-8-1920 thì chuyển sang Matxcơva. Đại hội có 169 đại biểu chính thức có quyền biểu quyết và 48 đại biểu t vấn đại diện cho các Đảng Cộng sản và tổ chức phái tả từ 37 nớc. Đại biểu của các tổ chức cộng sản ở các nớc thuộc địa và nửa thuộc địa gồm có đảng của những ngời lao động Trung Quốc hoạt động trên đất Nga có hai đại biểu t vấn; Đảng Cộng sản ấn Độ có hai đại biểu chính thức và hai đại biểu t vấn; Đảng Cộng sản Inđônêxia, Đảng Cộng sản Triều Tiên hoạt động trên đất Nga; Cục Tổ chức Cộng sản Thổ Nhĩ Kỳ; Đảng Cộng sản Iran; Đảng Cộng sản Ai-rơ-len.

Các Đảng Cộng sản ở các nớc Xô Viết phơng Đông nh Acmêni, Adecbaidan và Grudia có bảy đại biểu chính thức; Đảng Cộng sản Bu-kha-ra có một đại biểu t vấn.

Đại hội đã nghe báo cáo của Lênin về tình hình quốc tế và những nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản ngày 19-7 trong bài diễn văn của ngời về vai trò của Đảng Cộng sản (23-7) và về những điều kiện gia nhập Quốc tế Cộng sản (30- 7), Lênin đã đặc biệt nhấn mạnh về sự cần thiết phải xây dựng các đảng kiểu mới theo gơng Đảng Cộng sản Bônsêvich Nga vì đó là yếu tố căn bản để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.

Về nguy cơ của cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế Cộng sản Lênin đã chỉ rõ: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và chống t tởng thoả hiệp với chủ nghĩa cơ hội là điều kiện tất yếu cho việc xây dựng và hoạt động của các Đảng Cộng sản. Lênin đã vạch rõ hai khuyết điểm của phong trào Cộng sản quốc tế trong thời kỳ phát triển mạnh:

Một là ở chỗ một bộ phận trong những ngời lãnh đạo cũ và trong số các Đảng thuộc Quốc tế thứ II, trong khi gia nhập Quốc tế Cộng sản một cách có điều kiện hay không có điều kiện, thì trong công tác thực tiễn của họ, họ vẫn còn ở trình độ Quốc tế II.

Hai là xu hớng "Tả khuynh" đã đi đến chỗ đánh giá sai lầm vai trò, nhiệm vụ của Đảng đối với giai cấp công nhân, quần chúng, và đi đến chỗ phủ nhận sự cần thiết tuyệt đối đối với những ngời cộng sản cách mạng là phải công tác trong các nghị viện t sản và trong các công đoàn phản động.

Trong khi vạch rõ sự cần thiết phải đấu tranh quyết liệt chống bọn cơ hội chủ nghĩa thuộc đủ các loại, Đại hội II của Quốc tế Cộng sản và nhấn mạnh vai trò của quần chúng và tầm quan trọng ý thức của quần chúng đối với các Đảng Cộng sản. Để bảo vệ sự trong sáng của Quốc tế Cộng sản và ngăn ngừa những trào lu cơ hội chủ nghĩa xâm nhập vào Quốc tế Cộng sản để thiết lập những cơ sở chính trị và tổ chức cần thiết cho việc thành lập và cho công tác của các Đảng Cộng sản cũng nh là cần thiết cho việc tổ chức của các đảng ấy về phơng diện quốc tế, Đại hội II đã quy định 21 điều kiện gia nhập Quốc tế Cộng sản. Những điều kiện đã căn cứ vào học thuyết của Lênin về một đảng kiểu mới. Những điều kiện đó đã có một tác dụng rất lớn trong việc thành lập các đảng Macxít cách mạng và trong việc đào tạo cán bộ của những đảng ấy, trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và trong sự phát triển của phong trào Cộng sản quốc tế.

Đại hội đã nghiên cứu vấn đề ruộng đất và nông dân, vấn đề dân tộc và thuộc địa và đã thông qua những nghị quyết chi tiết về các vấn đề ấy. Những văn kiện lịch sử này của Đại hội II đã hớng tất cả các Đảng Cộng sản vào việc tranh thủ những lực lợng hậu bị của cách mạng vô sản tức là giai cấp nông dân lao động và nhân dân thuộc địa bị chủ nghĩa đế quốc áp bức. Đại hội đã đánh bại khuynh hớng nửa vô chính phủ chủ nghĩa của những ngời cộng sản "Tả khuynh"; Đại hội thừa nhận rằng những ngời cộng sản bắt buộc phải lợi dụng nghị viện t sản để đấu tranh cách mạng và cũng đã bắt buộc những ngời cộng sản phải hoạt động trong các công đoàn cải lơng chủ nghĩa và trong các tổ chức quần chúng khác. Nói về tầm quan trọng của Đại hội II Quốc tế Cộng sản, Lênin viết:

ở Đại hội lần thứ I, chúng ta mới chỉ cắm ngọn cờ của Chủ nghĩa Cộng sản; các lực lợng của giai cấp vô sản quốc tế phải tập hợp lại xung quanh ngọn cờ đó nhng ở Đại hội lần thứ II thì không những đã tập hợp đợc những ngời tiên phong của cách mạng vô sản mà thôi và còn cả những đại biểu của các tổ chức mạnh mẽ có liên hệ mật thiết với quần chúng vô sản nữa… Đại hội đã tạo ra một thứ kỷ luật và một sự đoàn kết cha từng thấy trong các Đảng Cộng sản trên thế giới.

Đại hội lần thứ III của Quốc tế Cộng sản họp từ ngày 22-6 đến ngày 12- 7-1921 ở Matxcơva, có 605 đại biểu tham dự trong đó có 291 đại biểu chính thức và 314 đại biểu không có quyền biểu quyết của 103 tổ chức vô sản tại 52 nớc. Lênin đã trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị và suốt quá trình tiến hành đại hội.

Đại hội lần thứ III của Quốc tế Cộng sản đã đặt ra cho tất cả các Đảng Cộng sản một nhiệm vụ lâu dài và cần thiết phải tiến hành trong tất cả mọi lĩnh vực: đấu tranh để giành lấy đa số trong giai cấp công nhân. Đại hội đã nhận định rằng trong khi làm chỗ dựa chính cho giai cấp t sản, Đảng xã hội dân chủ đã giúp đỡ giai cấp này đấu tranh chống những lợi ích của giai cấp công nhân và của tất cả những ngời lao động, đã giúp đỡ nó củng cố chế độ t bản. Phải đánh tan ảnh hởng của Đảng xã hội dân chủ ở trong quần chúng, phải tranh thủ lấy quần chúng cho sự nghiệp cách mạng.

Đại hội lần thứ IV của Quốc tế Cộng sản họp từ ngày 5-11 đến ngày 5- 12-1922. Đại hội đã vạch ra nguy cơ sự tấn công của chủ nghĩa phát xít và đề ra khẩu hiệu thành lập mặt trận thống nhất trong các nớc thuộc địa, phụ thuộc và phong trào công nhân chính quốc. Lênin đọc báo cáo: "Năm năm cách

mạng Nga và những triển vọng của cách mạng thế giới" nêu rõ ý nghĩa quốc tế của chính sách kinh tế mới ở Nga.

Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản họp từ 17-6 đến 8-7-1924. Đây là Đại hội đầu tiên thiếu vắng Lênin. Stalin kế tục Lênin đã nêu lên một cách súc tích công lao lịch sử của Lênin đối với Quốc tế Cộng sản và phong trào cách mạng thế giới: "Liên minh công - nông t tởng đó hoàn toàn phụ thuộc về Lênin và ngời đã thực hiện nó trong thực tiễn. Tiếp đó, Lênin trong vấn đề dân tộc và cuối cùng kết luận của Lênin về chuyên chính vô sản" (Ghi chép) [18;73]

Nhiệm vụ chủ yếu của Đại hội lần thứ V là "Bônsêvich hoá" các Đảng Cộng sản, để biến các Đảng Cộng sản thành đảng kiểu mới cần phải cải tổ và tổ chức trên cơ sở các tổ chức đảng tại các xí nghiệp đòi hỏi sự tham gia một cách có hệ thống của những ngời cộng sản trong phong trào công đoàn, triển khai các cuộc đấu tranh cách mạng ở nông thôn, giải quyết đúng đắn về các vấn đề dân tộc.

Đại hội lần thứ V tiếp tục thảo luận về vấn đề dân tộc, thuộc địa. Ma- nu-en-ski đọc báo cáo chính. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đọc bản tham luận quan trọng. Ngời vạch trần chính sách áp bức dân tộc thuộc địa của bọn đế quốc thực dân và tình cảnh đói khổ của nhân dân bản xứ và kêu gọi các đảng vô sản chính quốc lu ý tới vấn đề dân tộc thuộc địa nh giáo huấn của Lênin.

Đại hội VI của Quốc tế Cộng sản họp từ ngày 17-7 đến ngày 11-9-1928. Đại hội xác định nhiệm vụ chính của phong trào cộng sản quốc tế trong giai

Một phần của tài liệu Quốc tế cộng sản với sự ra đời và hoạt động bước đầu của đảng cộng sản trung quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w