Xuất phương án phối hợp dịch vụ trong IMS

Một phần của tài liệu Phát triển khối chức năng kích hoạt và phối hợp dịch vụ cho kiến trúc IMSSOA (Trang 70 - 73)

Để nhận ra tiềm năng đầy đủ của IMS, nó yêu cầu một môi trường dịch vụ mở mà ở đó khả năng dịch vụ có thể tái sử dụng và được kích hoạt để tạo nên bất cứ dịch vụ tích hợp nào thông qua cơ chế tương tác dịch vụ. Điều này sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ có thể nhanh chóng triển khai dịch vụ và giảm thiểu nỗ lực hội nhập của họ.

Service Broker đang được nghiên cứu bởi 3GPP để cung cấp sự quản lí việc tương tác dịch vụ nhưng tác động của nó đối với kiến trúc IMS vẫn chưa được giải quyết cho đến ngày hôm nay.

Để có thể kích hoạt và gắn kết lại khả năng tái sử dụng dịch vụ từ các máy chủ ứng dụng dịch vụ khác nhau để tích hợp dịch vụ thì việc nắm rõ tác động và yêu cầu của chức năng Service Broker trong kiến trúc IMS là điều cần thiết.

Service Broker đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lí tương tác dịch vụ, không có nó hiệu quả của khả năng tương tác của các dịch vụ khác nhau khó đạt được yêu cầu. Các chức năng Service Broker có thể làm trung gian và bổ sung cho kiến trúc IMS và tương tác dịch vụ giữa các ứng dụng khác nhau.

3.1 Quản lí thành phần dịch vụ

Để cung cấp cho IMS một cơ chế quản lí thành phần dịch vụ dựa trên SIP chúng ta cần:

 Cung cấp một thực thể chức năng quản lí khả năng tương tác và hợp tác giữa các máy chủ ứng dụng khác nhau, điều khiển cách mà khả năng dịch vụ được chia sẽ và tái sử dụng bởi các dịch vụ tích hợp khác nhau.

 Xác định cơ chế để cho thực thể chức năng này có thể điều khiển truy cập của các dịch vụ tích hợp đến các khả năng dịch vụ và quản lí tích hợp dịch vụ

Hình 4.8 Đề xuất cơ chế quản lí thành phần dịch vụ

3.2 Quản lí xung đột dịch vụ

Để cung cấp cho kiến trúc IMS một cơ chế quản lí xung đột dịch vụ dựa trên SIP chúng ta cần:

 Cung cấp một thực thể chức năng quản lí xung đột dịch vụ có thể xảy ra khi được kích hoạt trong các phiên đa phương tiện IP.

 Xác định các cơ chế cần thiết cho thực thể chức năng này để có thể ngăn chăn, phát hiện và giải quyết các xung đột sau cùng.

KẾT LUẬN

Kiến trúc IMS cho phép phát triển dịch vụ rất đa dạng, phong phú và có tính mở rộng lớn. Do đó vấn đề tương tác và phối hợp dịch vụ có một vai trò trong IMS. Giả quyết tốt vấn đề này sẽ nâng cao hiệu quả tương tác giữa các dịch vụ khác nhau.

Do thời gian có hạn nên trong đồ án này em mới dừng lại ở việc tìm hiểu lý thuyết và nghiên cứu một số mô hình cơ chế phối hợp dịch vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Gonzalo Camarillo and Miguel-Angel García-Martín, The 3G IP Multimedia Subsystem (IMS), John Wiley & Sons, 2006

 Miikka Poikselka, Georg Mayer, Hisham Khartabil, Aki Niemi, IP Multimedia Concepts and Services, John Wiley & Sons, 2004

 http://www.wseas.us/e-library/conferences

 http://en.wikipedia.org

 Gouya, A. Crespi, N. Bertin, E., SCIM (Service Capability Interaction Manager) Implementation Issues in IMS Service Architecture, IEEE International Conference on Communications, 2006. ICC '06

 Stratus Technologies, Converged Service Broker (CSB) Solution, http://www.stratus.com/

Một phần của tài liệu Phát triển khối chức năng kích hoạt và phối hợp dịch vụ cho kiến trúc IMSSOA (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)