Một trong những mục tiêu của kiến trúc IMS là tạo ra kiến trúc mới mà ở đó các dịch vụ thông thường có khả năng được thực hiện, kết hợp và triển khai một cách nhanh chóng. Mặc dù IMS ra đời nhằm cung cấp một kiến trúc dịch vụ mở nhưng nó cũng không nhất thiết phải giải quyết tất cả các vấn đề của tương tác dịch vụ và cung cấp dịch vụ.
Service Broker như định nghĩa trong trong một báo cáo nghiên cứu của 3GPP, là một thành phần chức năng quản lí khả năng tương tác dịch vụ giữa các loại máy chủ ứng dụng bất kì. Theo báo cáo của 3GPP, Service broker cung cấp khả năng tương tác và phối hợp dịch vụ trong một môi trường IMS bằng cách tạo ra các modun dịch vụ có khả năng tạo ra và tích hợp các dịch vụ mới. Điều này cho phép kết hợp các dịch vụ phổ biến và có sẵn từ các máy chủ ứng dụng khác nhau để cung cấp các dịch vụ tích hợp mới.
Tuy nhiên việc cung cấp khả năng tích hợp dịch vụ yêu câu cần có cơ chế để quản lí, kiểm soát lỗi có thế xảy ra giữa các dịch vụ.
Sevice Broker đại diện cho một khối thực thể trung gian giữa lớp CSCF và lớp dịch vụ, quản lí tương tác giữa các dịch vụ.
Để quản lí tương tác dịch vụ, Service Broker kích hoạt riêng từng dịch vụ trên một máy chủ ứng dụng điều này có nghĩa là nó đã biết chi tiết về từng dịch vụ:
Tất cả các dịch vụ được kích hoạt.
Giao diện giữa Service Broker và máy chủ ứng dụng để cung cấp các dịch vụ xác định.
Tương tác giữa các dịch vụ phải được kích hoạt. Các quy định, chính sách của nhà cung cấp mạng. Thuê bao ưu tiên
Đây là một việc phức tạp và khó để đạt được vì nó yêu cầu, đòi hỏi chi tiết các dịch vụ , trong khi hiện nay các tiêu chuẩn của 3GPP chỉ giải quyết và quản lí tương tác giữa máy chủ ứng dụng và mạng.
Ngày nay người ta dùng thuật ngữ SCIM đại diện cho các chức năng được phát triển để có vai trò như Service Broker.
Có ba phương pháp tiếp cận:
Tiếp cận nội bộ như một phần của một ứng dụng ( distributed). Tiếp cận nội bộ như một phần của S-CSCF.
Tiếp cận bên ngoài như một máy chủ độc lập.
1.1 Tiếp cận nội bộ như một phần của một máy chủ ứng dụng
Thực hiện chức năng Service Broker ngay trong máy chủ ứng dụng cho phép các máy chủ ứng dụng kích hoạt các dịch vụ cụ thể dựa trên bản chất của yêu cầu
Hình 4.1 Tiếp cận nội bộ như một phần của AS
1.2 Tiếp cận nội bộ như một phần của S-CSCF
Trong phương pháp này thiết bị mạng của nhà sản xuất cung cấp chức năng Service Broker như một phần của S-CSCF.
1.3 Tiếp cận bên ngoài như một máy chủ độc lập
Trong cách tiếp cận này Service Broker nằm giữa máy chủ ứng dụng AS, S-CSCF và HSS. Hầu hết các triển khai hệ thống IMS ngày nay chủ yếu là môi trường lai nơi mà một số thành phần dịch vụ IMS tương thích và phần còn lại phân bố trong hệ thống.
Hình 4.3 Tiếp cận bên ngoài như một máy chủ độc lập
1.4 Các tính năng của Service Broker
Ở phần này chúng ta nghiên cứu các tính năng có thể của Service Broker từ quan điểm việc bổ sung các lổ hổng hiện thời trong kiến trúc IMS.
Tương tác dịch vụ động: khi người dùng đăng kí với mạng lõi IMS, S-CSCF sẽ truy cập hồ sơ người dùng từ tiêu chuẩn lọc ban đầu- iFC được lưu trữ trong HSS. Tiêu chuẩn lọc ban đầu iFC sẽ quyết định trình tự kích hoạt dịch vụ theo thứ tự ưu tiên. Cơ chế này cung cấp một cơ chế tương tác dịch vụ đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên nó có thể gây quá tải cho S-CSCF khi tương tác với các máy chủ ứng dụng.
Giao diện truyền thông cho SIP và non-SIP AS: một trong những mục tiêu chính của việc giới thiệu Service Broker là quản lí và phối hợp tương tác dịch vụ giữa các loại máy chủ ứng dụng khác nhau trong kiến trúc IMS. Các loại máy chủ ứng dụng bao gồm: SIP AS, OSA-SCS và IM-SSF .
ISC ( IMS service control interface) là giao diện giữa S-CSCF và máy chủ ứng dụng. Như ở hình 6.1.4, ISC không cụ thể trong cách xử lí: cơ chế kích hoạt khác nhau cho các loại máy chủ khác nhau, cơ chế truyền thông giữa các máy chủ ứng dụng dịch vụ có giao thức khác nhau như giao thức SIP và non-SIP.
Và để giải quyết sự không thích nghi giữa các máy chủ ứng dụng khác nhau, Service Broker cung cấp giao diện để các loại ứng dụng khác nhau có thể quản lí các tương tác dịch vụ giữa chúng.
Hình 4.4 ISC cho các máy chủ ứng dụng khác nhau