Kích hoạt dịch vụ trong IMS là kích hoạt thành công các dịch vụ khác nhau trong một phiên làm việc. Hiện tại, S-CSCF quản lí việc thực thi dịch vụ và chuyển tiếp yêu cầu SIP đến từng máy chủ ứng dụng một. Khi thuê bao dịch vụ bao gồm nhiều ứng dụng khác nhau , việc cung cấp linh hoạt các dịch vụ trong IMS dẫn đến có quá nhiều tín hiệu giữa S-CSCF và máy chủ ứng dụng. Hiện nay, việc nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu độ trễ và băng thông của mạng chủ yếu ở hai vấn đề: tăng khả năng của các thực thể của mạng lõi và điều chỉnh dòng tín hiệu thiết lập cuộc gọi cơ bản.
1.1 Cơ chế kích hoạt dịch vụ S-CSCF
S-CSCF được coi là thực thể chức năng của mạng lõi để quản lí phiên và kích hoạt dịch vụ. Nó cung cấp cho người dùng cuối một dịch vụ IP đa phương tiện chặt chẽ và nhất quán. S-CSCF nhận yêu cầu SIP từ I-CSCF hoặc P-CSCF, xác định ứng dụng nào được kích hoạt dựa trên thứ tự ưu tiên của AS, đồng thời giải quyết vấn đề tuơng tác dịch vụ. Trong cơ chế kích hoạt S-CSCF, yêu cầu SIP được chuyển tiếp giữa S-CSCF và máy chủ ứng dụng. S-CSCF quản lí tương tác dịch vụ dưa trên tập hợp các tiêu chuẩn sang lọc ban đầu- Initial Filter Criteria (iFC). Đối với mô hình chức năng S- CSCF, các luồng tín hiệu của cơ chế kích hoạt dịch vụ S-CSCF được chuẩn hoá các thông số kĩ thuật. Tuy nhiên số lượng lớn người dùng IMS cũng như nhiều loại dịch vụ IMS dẫn đến quá nhiều yêu cầu kích hoạt dịch vụ giữa S-CSCF và AS. Vì thế chúng ta phải nghiên cứu nhằm cải thiện hiệu suất cơ chế kích hoạt dịch vụ trong IMS.
1.2 Cơ chế kích hoạt dịch vụ D-SCIM (DISTRIBUTED SCIM SERVICE INVOCATION MECHANISM) INVOCATION MECHANISM)
1.2.1 Kiến trúc D-SCIM
Hình 3.1 Cơ chế kích hoạt dịch vụ D-SCIM
Các đặc tính của D-SCIM bao gồm máy chủ trung tâm SCIM (CSCIM) và nút SCIM (SCIMN). CSCIM là một máy chủ ứng dụng SIP đặc biệt với khả năng quản lí tương tác với máy chủ ứng dụng và HSS. CSCIM yêu cầu thông tin cá nhân của người dùng dịch vụ từ các HSS thông qua giao diện Cx, cũng như quá trình S-CSCF truy vấn HSS. CSCIM cung cấp địa chỉ của AS xác định tiếp theo cho SCIMN qua các giao diện Cn.
1.2.2 Các chức năng của DSCIM
DSCIM có 2 chức năng chính: Service Application Interaction Logic (SAIL) and Service Application Register Logic (SARL). SAIL là cốt lõi của module CSCIM- hỗ trợ cấu hình chính sách kích hoạt dịch vụ của nhà điều hành mạng. SAIL chịu trách nhiệm cho thành phần khả năng dịch vụ sau khi CSCIM có tập hợp các tiêu chuẩn sang lọc ban đầu (iFC) từ HSS. Nó tạo ra một dach sách các các tiêu chuẩn sàng lọc dịch vụ mới bằng các thêm vào các trigger của các AS lưu trữ các SC cho tập hợp các tiêu chí sàng lọc ban đầu.
SCIMN được triển khai như một module độc lập trong mỗi AS. SCIMN có hai chức năng: yêu cầu địa chỉ của AS tiếp theo cho CSCIM và chuyển tiếp yêu cầu SIP cho AS khác, đợi AS đó trả lời lại.
1.3 Mô hình cơ chế kích hoạt dịch vụ trong IMS
1.3.1 Mô hình cơ chế kích hoạt S-CSCF
Hình 3.2 Mô hình cơ chế kích hoạt S-CSCF
1.3.2 Mô hình cơ chế kích hoạt dịch vụ DSCIM
Trong cơ chế kích hoạt dịch DSCIM, SCIMN và các AS tạo thành một thực thể thông tin liên lạc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa SCIMN và CSCIM cùng với thực thi các dịch vụ logic là đồng thời. Vì vậy mạng Jackson của cơ chế kích hoạt dịch vụ DSCIM chỉ có một S-CSCF và m AS xếp hàng được mô tả như ở hình 3.3
Hình 3.3 Mô hình cơ chế kích hoạt dịch vụ DSCIM