Kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học hóa học ở trường THCS (Trang 38 - 39)

7. Đóng góp của đề tài:

1.3.3. Kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên

Trong phương pháp BTNB, câu hỏi của giáo viên mang tính gợi mở và làm tiến trình dạy học đi đúng hướng [16, trang 23]. GV nên sử dụng các dạng câu hỏi sau:

- Câu hỏi nêu vấn đề: Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi xuất phát, được hình thành qua tình huống xuất phát (hay còn gọi là tình huống nêu vấn đề) nhằm định hướng học sinh theo chủ đề của bài học nhưng cũng đủ "mở" để kích thích sự tự vấn của học sinh.

- Câu hỏi gợi ý: Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm việc của học sinh. Câu hỏi gợi ý có thể là câu hỏi "ít mở" hơn hoặc là dạng câu hỏi "đóng". Vai trò của nó nhằm gợi ý, định hướng cho học sinh rõ hơn hoặc kích thích một suy nghĩ mới của học sinh. Ví dụ: "Đâu là sự khác nhau và giống nhau giữa các sự vật (hiện tượng) này?"; "Vì sao các em nghĩ các kết quả này khác với những thí nghiệm trước?";…Khi đặt câu hỏi gợi ý, giáo viên nên dùng các cụm từ bắt đầu như "Theo các em", "Em nghĩ gì…", "Theo ý em…"… vì các cụm từ này

cho thấy giáo viên không yêu cầu học sinh đưa ra một câu trả lời chính xác mà chỉ yêu cầu học sinh giải thích ý kiến, đưa ra nhận định của các em mà thôi. Ví dụ đặt câu hỏi "Em nghĩ nó sẽ diễn ra như thế nào?" thay cho câu hỏi " Nó sẽ diễn ra như thế nào?"

GV cần lưu ý khi đặt câu hỏi cho học sinh nên để một thời gian ngắn cho học sinh suy nghĩ hoặc có thời gian trao đổi nhanh với các học sinh khác, từ đó giúp học sinh tự tin hơn khi trình bày và trình bày mạch lạc hơn khi có thời gian chuẩn bị; tuyệt đối ko được gọi tên học sinh sau đó mới đặt câu hỏi. Câu hỏi không nên quá dài vì như vậy học sinh sẽ không thể nắm bắt yêu cầu của câu hỏi. Đối với các câu hỏi gợi ý, giáo viên nên đặt câu hỏi ngắn, yêu cầu trong một phạm vi hẹp mà mình muốn gợi ý cho học sinh. Nếu là những câu hỏi gợi ý cho một nhóm khi các học sinh đang thảo luận thì chỉ nên hỏi với một âm lượng vừa đủ cho nhóm này nghe để tránh phân tán suy nghĩ của các nhóm khác không liên quan. Trong khi điều khiển tiết học, nếu giáo viên đặt câu hỏi mà học sinh không hiểu, hiểu sai ý hoặc câu hỏi dẫn đến nhiều cách nghĩ khác nhau, giáo viên nhất thiết phải đặt lại câu hỏi cho phù hợp. Giáo viên nên làm việc, trao đổi, thảo luận với các giáo viên khác cùng trường hoặc đồng nghiệp khác trường nhưng dạy cùng khối lớp để tham khảo ý kiến đặt câu hỏi. Làm như vậy sẽ tốt hơn việc giáo viên tự suy nghĩ câu hỏi vì có thể do chủ quan mà giáo viên không đánh giá được chất lượng câu hỏi mình đặt ra.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học hóa học ở trường THCS (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w