Kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm trong phương pháp BTNB

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học hóa học ở trường THCS (Trang 30 - 32)

7. Đóng góp của đề tài:

1.3.2.2. Kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm trong phương pháp BTNB

Phương pháp BTNB gần như yêu cầu các học sinh phải hoạt động nhóm và thông qua đó giúp học sinh làm quen với phong cách làm việc khoa học, rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh mà chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn trong phần nói và rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh. Mỗi nhóm lý tưởng là từ 4 đến 6 học sinh.[29, trang 30] Trong một số trường hợp giáo viên có thể thực hiện nhóm làm việc hai học sinh khi không cần phải thảo luận nhiều hoặc những hoạt động chỉ cần hai người là đủ. Mỗi nhóm học sinh được tổ chức gồm một nhóm trưởng và một thư kí để ghi chép chung các phần thảo luận của nhóm hay phần trình bày ra giấy của nhóm. Nhóm trưởng sẽ là người đại diện cho nhóm trình bày trước lớp các ý kiến, quan điểm của nhóm mình. Việc của nhóm trưởng hay thư kí là do nhóm học sinh tự định đoạt. Giáo viên không nên can thiệp sâu vào vấn đề tổ chức nhóm này của học sinh. Tuy nhiên, qua nhiều tiết dạy khác nhau, giáo viên nên yêu cầu các học

sinh trong nhóm thay đổi, luân phiên nhau làm nhóm trưởng, làm thư ký để các em tập trình bày (bằng lời hay viết).

Giáo viên cần khuyến khích các học sinh trong nhóm tích cực với nhau trao đổi, thảo luận; đặc biệt phải tôn trọng ý kiến của nhau. Nhóm trưởng phải biết tóm tắt các ý kiến thống nhất của nhóm để trình bày lại ý kiến chung của nhóm sau thảo luận trước tập thể lớp. Trong quá trình học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên nên di chuyển đến các nhóm, tranh thủ quan sát hoạt động của các nhóm, quan sát bao quát lớp, làm cho học sinh hoạt động nghiêm túc hơn vì có giáo viên tới. Trong quá trình quan sát, khi phát hiện nhóm nào đó thực hiện sai lệnh thì giáo viên chỉ nên nói nhỏ, đủ nghe cho nhóm đó để điều chỉnh lại hoạt động, không nên nói to làm ảnh hưởng và phân tán sự chú ý của các nhóm khác (các nhóm làm đúng theo lệnh).

1.3.2.3. Kĩ thuật chọn ý tưởng của học sinh

Ý tưởng là điều quan trọng nhất trong một buổi học. Chưa cần đúng sai, chỉ cần học sinh có ý tưởng.[29, trang 41] Vì vậy, giáo viên cần nhanh chóng nắm bắt ý kiến phát biểu của từng học sinh và phân loại các ý tưởng đó để thực hiện ý đồ dạy học, điều khiển lớp học đi đúng ý đồ dạy học đóng vai trò quan trọng trong sự thành công về mặt sư phạm của giáo viên.

Khi chọn ý tưởng và nhóm ý tưởng của học sinh giáo viên cần chú ý cho học sinh phát biểu ý kiến tự do và tuyệt đối không nhận xét đúng hay sai các ý kiến đó ngay sau khi học sinh phát biểu. Sau đó, yêu cầu học sinh khác trình bày các ý kiến khác hay bổ sung cho ý kiến mà học sinh trước đã trình bày. Đối với những ý tưởng phức tạp hay có nhiều ý kiến khác biệt, giáo viên nên ghi chú lại ở một góc trên bảng để học sinh dễ theo dõi. Đối với những biểu tượng ban đầu được học sinh trình bày bằng hình vẽ, sơ đồ… thì giáo viên quan sát và chọn một số hình vẽ tiêu biểu, ghi nhớ những học sinh có ý tưởng tiêu biểu để có thể yêu cầu các học sinh này trình bày ý kiến khi kết thúc thời gian làm việc cá nhân. Khi yêu cầu học sinh trình bày, nên cho những học sinh có ý tưởng sai lệch nhiều với kiến thức đúng trình bày trước, những học sinh có ý kiến tốt hơn trình bày sau. Giáo viên không nhận xét ý kiến của học sinh khi học sinh phát biểu.

Việc nhóm ý tưởng, giáo viên cần có chủ ý nhanh, tuy nhiên nên để một hoặc hai học sinh nhận xét các ý kiến mà các học sinh khác vừa nêu (các ý kiến tiêu biểu, sai khác nhau). Sau đó giáo viên có thể giúp học sinh thấy rõ những khác biệt của các ý tưởng hay nhóm ý tưởng. Từ các sự khác biệt đó sẽ giúp học sinh thắc mắc vậy ý tưởng nào là đúng, làm sao để kiểm chứng nó… Đó là mâu thuẫn nhận thức để giúp học sinh đề xuất ra các thí nghiệm kiểm chứng hoặc các phương án tìm ra

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học hóa học ở trường THCS (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w