7. Đóng góp của đề tài:
1.3. Các kỹ thuật dạy học và rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong phương pháp BTNB
Theo tư liệu của Bộ Giáo dục đào tạo do Nguyễn Vinh Hiển chỉ đạo nội dung [29, trang 23], ta thấy các mối quan hệ giữa phương pháp của BTNB với các phương pháp dạy học khác được cụ thể như sau:
Phương pháp BTNB và các phương pháp khác có mối liên hệ chặt bởi nó cùng nằm trong hệ thống phương pháp dạy học tích cực và có nhiều điểm tương đồng so với các phương pháp dạy học tích cực khác. Nó cùng các phương pháp khác góp phần tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự lực giải quyết vấn đề theo 3 pha chính là: chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh; học sinh hoạt động tự chủ giải quyết vấn đề; báo cáo, hợp thức hóa và vận dụng kiến thức mới.
Tuy vậy, phương pháp BTNB hỗ trợ cho các phương pháp khác ở chỗ: biến các tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề từ thứ trừu tượng thành những sự vật hay hiện tượng gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. Đặc biệt, phương pháp BTNB chú trọng việc giúp cho học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu để tạo ra các mâu thuẫn nhận thức làm cơ sở đề xuất các câu hỏi và giả thuyết. Hoạt động tìm tòi - nghiên cứu trong phương pháp BTNB rất đa dạng, trong đó các phương án thí nghiệm nếu được tiến hành thì chủ yếu là các phương án được đề xuất bởi chính học sinh, với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm. Đặc biệt, trong phương pháp BTNB, học sinh bắt buộc phải có mỗi em một quyển vở thí nghiệm do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em. Như vậy, phương pháp BTNB đóng một vị trí quan trọng trong các phương pháp khác. Nó tuy không thể thay thế phương pháp diễn giảng, vấn đáp,…song nó hỗ trợ hiệu quả các phương pháp đó. Nó có thể kết hợp với thảo luận nhóm, nêu vấn đề,… tạo sự chiếm lĩnh dần dần của học sinh các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.
1.3. Các kỹ thuật dạy học và rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong phương pháp BTNBpháp BTNB pháp BTNB
1.3.1. Tổ chức lớp học
Vì đặc trưng học tập của phương pháp này khác với phương pháp truyền thống: có rất nhiều hoạt động theo nhóm, làm việc nhiều với thí nghiệm,… nên cách
tổ chức lớp học cũng khác. Sự chặt chẽ, khuôn mẫu của bố trí vật dụng trong lớp học cho tới tổ chức làm việc đều thay đổi.
Đầu tiên là bàn ghế. Giống trong phòng thí nghiệm, bàn ghế cần linh hoạt, nên được sắp xếp bàn ghế theo nhóm. Cần có chỗ để các vật dụng dự kiến làm thí nghiệm cho học sinh. Không nên để sẵn các vật dụng thí nghiệm lên bàn của học sinh trước khi dạy học vì nhiều học sinh quá hiếu động, không chịu nghe lời dặn của giáo viên, có thể sẽ mất tập trung vì mải nghịch các vật dụng trên bàn. Một lý do nữa đó là sẽ làm lộ ý đồ dạy học của giáo viên khi giáo viên muốn học sinh tự đề xuất thí nghiệm nghiên cứu. Cũng với các lý do nói trên mà giáo viên nên thu hồi các đồ dùng dạy học không cần thiết (sau khi đã sử dụng xong cho mục đích dạy học và chuyển nội dung dạy học). Mỗi lớp học nên có một tủ đựng đồ dùng dạy học cố định (kính lúp, tranh ảnh, mô hình, cân, bơm tay, kéo cắt giấy…). Chú ý sắp xếp bàn ghế không nên gập ghềnh vì gây khó khăn cho học sinh khi làm một số thí nghiệm cần sự cân bằng hoặc gây khó khăn khi viết. Đối với những trường có điều kiện, nhà trường nên tổ chức một phòng học đa phương tiện, với bàn ghế sắp xếp theo hướng tiện lợi cho hoạt động nhóm.
Không khí làm việc cần sôi nổi, bình đẳng giữa các học sinh trong lớp, khuyến khích học sinh xây dựng kiến thức, tiến hành thử nghiệm, chia sẻ ý tưởng. Tránh tuyệt đối luôn khen ngợi quá mức một vài học sinh nào đó hoặc để cho các học sinh khá, giỏi trong lớp luôn làm thay công việc của cả nhóm, chú ý tới học sinh rụt rè không dám trình bày.