5. Kết cấu của luận văn
2.2.1.2. Phân tích biến động cơ cấu nguồn vốn
Đánh giá cơ cấu vốn nhằm thấy được tình hình huy động, sử dụng các loại nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời thấy được khả năng tự tài trợ về tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2.5
BẢNG PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1. Nợ phải trả 5.857.297 60,43 7.361.025 68,17 7.424.075 63,22 1.503.728 25,67 63.050 0,86 2. Nguồn vốn CSH 3.834.987 39,57 3.436.284 31,83 4.319.767 36,78 -398.703 -10,40 883.483 25,71 Tổng nguồn vốn 9.692.284 100,00 10.797.309 100,00 11.743.842 100,00 1.105.025 11,40 946.533 8,77
Qua bảng phân tích ta thấy quy mô về vốn của công ty tăng đều qua các năm. Tuy nhiên ta thấy năm 2008 nợ phải trả tăng 1.503.728 triệu đồng tương đương tăng 25,67% so với năm 2007, trong khi đó vốn chủ sở hữu giảm 398.703 triệu đồng tương đương 10,4%. Nguyên nhân chủ yếu do năm 2008 công ty chịu rủi ro tỷ giá khoản vay bằng đồng JPY tăng cao, vì vậy tại thời điểm 31/12/2008 khi đánh giá lại số dư khoản vay theo tỷ giá tính chéo được ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố đã tạo ra một khoản lỗ chênh lệch tỷ giá là 1.543.119 triệu đồng. Theo quy định toàn bộ khoản lỗ này được tính vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008, hậu quả là làm cho nguồn vốn chủ sở hữu suy giảm nghiêm trọng. Như vậy rủi ro tỷ giá đang là nguy cơ đe doạ nguồn vốn của công ty, trong thời gian sắp tới nếu công ty không có biện pháp hiệu quả phòng ngừa sự rủi ro tỷ giá thì nó sẽ tiếp tục tác động không tốt tới sự phát triển của công ty. Năm 2009 cơ cấu vốn biến động theo chiều ngược lại, vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn nợ phải trả làm cho tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn giảm xuống chỉ còn chiếm 63,22% (giảm so với năm 2008 là 7,74%). Nguyên nhân là do năm 2009 công ty đạt mức lợi nhuận là 886.470 triệu đồng. Như vậy khả năng tự chủ về tài chính của công ty trong năm 2009 tốt hơn năm 2008, tuy nhiên tỷ trọng nợ vay trong tổng vốn của công ty so với ngành là khá cao, thể hiện rủi ro tài chính với công ty vẫn rất lớn. 2.2.2 Phân tích tình hình vay nợ và khả năng thanh khoản
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường tìm kiếm các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của mình như: vay ngân hàng, chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp, nợ lương công nhân viên…từ đó hình thành nên các khoản nợ phải trả. Nợ tín dụng và nợ chiếm dụng là những nguồn vốn quan trọng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này một mặt có thể có lợi nhưng mặt khác cũng có thể mang lại rủi ro đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy việc đảm bảo khả năng thanh toán cho
Bảng số 2.6
TÌNH HÌNH VAY NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN
Chênh lệch(%) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 A 1 2 3 4 5 1. Chỉ số khả năng thanh toán hiện thời (lần) 3,29 4,71 5,66 43,28 20,11 2. Khả năng thanh toán nhanh (lần) 2,62 4,16 4,99 58,74 20,05
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại
2.2.2.1 Khả năng thanh toán hiện thời
Chỉ số này cho thấy khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản lưu động. Căn cứ vào hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ở cả ba năm từ 2007 đến 2009 đều lớn hơn 3, nghĩa là cứ 1 VNĐ nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán ít nhất bằng 3 VNĐ giá trị tài sản lưu động. Đồng thời chỉ số này tăng liên tiếp qua các năm tương ứng là 3,29; 4,71; 5,66,. Như vậy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty rất tốt, công ty luôn sẵn sàng để thanh toán các khoản nợ đến hạn.
2.2.2.2 Khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn trên cơ sở các tài sản lưu động có tính “lỏng” cao. Căn cứ vào bảng 2.8 ta thấy hệ số thanh toán nhanh của cả ba năm đều lớn hơn 2 và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 có 2,62 VNĐ tài sản thanh toán nhanh cho 1 VNĐ nợ ngắn hạn. Năm 2008 có 4,16 VNĐ tài sản thanh toán nhanh cho 1 VNĐ nợ ngắn hạn, làm cho khả năng thanh toán nhanh tăng 58,74%. Năm 2009, khả năng thanh toán nhanh tiếp tục tăng thêm 20,05% đạt hệ số 4,99. Như vậy, khả năng thanh toán nhanh của công ty khá tốt và trong
điều kiện bị chủ nợ đòi nợ thì công ty có đủ khả năng dùng tài sản có khả năng thanh khoản nhanh để thanh toán cho nợ ngắn hạn mà không cần thanh lý hàng tồn kho. 2.2.3 Phân tích khả năng quản lý tài sản Bảng số 2.7 CÁC TỶ SỐ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ TÀI SẢN Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng A 1 2 3 4 5 6 7 1.Vòng quay HTK (vòng) 8,11 6,97 7,35 -1,14 -14,09 0,38 5,44 2.Kỳ thu nợ(ngày) 46,73 86,42 71,41 39,69 84,94 -15,01 -17,37 3.Vòng quay TSCĐ(vòng) 0,61 0,71 0,99 0,09 15,19 0,29 40,73 4.Vòng quay tổng TS (vòng) 0,39 0,36 0,38 -0,03 -8,56 0,02 4,71
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại
2.2.3.1 Vòng quay hàng tồn kho
Căn cứ vào bảng 2.7 cho thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2008 có xu hướng sụt giảm so với năm 2007, là do năm 2008 tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng hàng tồn kho điều đó thể hiện công tác quản lý hàng tồn kho năm 2008 chưa tốt, lượng hàng tồn kho nhiều dẫn đến công ty phải tốn nhiều chi phí cho bảo quản, lưu trữ hàng tồn kho, đồng thời vốn kinh doanh bị ứ đọng. Năm 2009 vòng quay hàng tồn kho có xu hướng tăng so với năm 2008 là 0,38 vòng tương đương tăng 5,44%, chứng tỏ công ty đã có những biện pháp đẩy mạnh giải quyết hàng tồn kho. Tuy nhiên công ty nên áp dụng mô hình Wilson – mô hình độ lớn hàng tồn kho tối ưu (nhưđã nói ở phần trước)
2.2.3.2 Kỳ thu nợ
Kỳ thu nợ của công ty khá cao, năm 2007 là 47 ngày/ kỳ thu nợ nhưng đến năm 2008 kỳ thu nợ tăng lên 86 ngày/ kỳ thu nợ, năm 2009 kỳ thu nợ là 71 ngày. Điều này thể hiện một lượng vốn lớn của công ty vẫn tiếp tục bị chiếm dụng, chúng ta cũng biết khách hàng chủ yếu của công ty là Tập đoàn điện lực Việt Nam, đồng thời là cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý do đó để giảm kỳ thu nợ đối với công ty là rất khó khăn, công ty cần theo dõi chặt chẽ khoản phải thu đểđề nghị khấu trừ vào khoản nợ vay, tránh bị chiếm dụng vốn.
2.2.3.3 Vòng quay tài sản cốđịnh
Qua bảng phân tích cho thấy 1 VNĐ tài sản cốđịnh tạo ra 0,61; 0,71 và 0,99 VNĐ doanh thu tương ứng cho các năm 2007, 2008, 2009. Như vậy 1 VNĐ tài sản cố định bỏ ra chưa thu được 1 VNĐ doanh thu. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các năm là chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu như sau, vào mùa mưa khi các nhà máy thuỷđiện hoạt động với công suất cao thì nhà máy nhiệt điện hoạt động với công suất thấp hơn, do đặc thù ngành vào giờ cao điểm dây chuyền phát điện với công suất cao nhưng giờ thấp điểm thì buộc phải giảm công suất phát. Bên cạnh đó do yêu cầu công nghệ nên các dây chuyền máy móc phải thiết kế thêm nhiều thiết bị dự phòng cụ thể như
Nhu cầu thiết
bị cho 1 khối lò Bơm cấp Bơm ngưng Máy nghiền
Bơm tuần hoàn (2 khối)
Cần 2 1 3 4
Thực tế 3 2 4 5
Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu. Căn cứ vào bảng 2.7 cho thấy 1 VNĐ tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,39; 0,36; 0,38 VNĐ doanh thu tương ứng cho các năm 2007, 2008, 2009. Như vậy hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty còn thấp, nguyên nhân do dây chuyền máy móc thiết bị dự phòng nhiều hoạt động không đạt công suất định mức. Bên cạnh đó vốn lưu động quản lý chưa thực sự hiệu quả, kỳ thu nợ còn dài, giá trị nguyên vật liệu tồn kho còn lớn. Vì vậy để tăng vòng quay tổng tài sản công ty cần xác định được mức dự trữ tồn kho tối ưu, bên cạnh đó có những biện pháp giảm kỳ thu nợ và tăng công suất phát điện. 2.2.4 Phân tích khả năng quản lý vốn vay Bảng 2.8 BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG QUẢN LÝ VỐN VAY Chênh lệch ( %) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 A 1 2 3 4 5 1. Chỉ số nợ( %) 60,49 68,17 63,22 12,69 -7,27 2. Khả năng thanh toán lãi vay( lần) 5,65 -3,74 6,05 -166,17 261,73
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại
2.2.4.1 Chỉ số nợ
Qua bảng 2.8 cho thấy chỉ số nợ của cả ba năm đều lớn hơn 60% chứng tỏ trong 100 VNĐ tài sản có hơn 60 VNĐ được tài trợ bằng vốn của người khác. Công ty chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn vay dài hạn và vốn được vay chủ yếu đểđầu tư xây dựng mở rộng sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào bảng 2.8 cho thấy, khả năng thanh toán lãi vay của công ty rất tốt với 1 VNĐ lãi vay đã được đảm bảo thanh toán bằng hơn 5 VNĐ lợi nhuận tạo ra. Như vậy qua kết quả phân tích cho thấy khả năng chi trả nợ dài hạn của công ty là rất tốt, mặc dù hiện tại công ty đang thực hiện mức vay nợ rất cao nhưng có đủ nguồn tài chính dồi dào để sẵn sàng thanh toán lãi vay. Tuy nhiên năm 2008, hệ số khả năng thanh toán lãi vay âm, nguyên nhân do công ty hiện đang vay lại của Tập đoàn điện lực Việt Nam một khoản vốn ODA bằng đồng JPY, nhưng do biến động kinh tế thế giới năm 2008 đã tác động đến tỷ giá hối đoái đẩy giá đồng JPY lên cao tạo ra cho công ty một khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư khoản vay trên vào thời điểm cuối năm là 1.543.119 triệu VNĐ, hậu quả là kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 của công ty âm 212.784 triệu đồng. Qua đây, ta thấy công ty cần nhanh chóng lựa chọn biện pháp để chủđộng phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khoản vay ngoại tệ của mình, tránh ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với sự phát triển của công ty.
2.2.5 Phân tích khả năng sinh lợi. Bảng số 2.9 Bảng số 2.9 BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI Đơn vị tính:% Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 A 1 2 3 4 5
1. Hệ số sinh lợi doanh thu(ROS) 21,65 -5,48 20,18 -27,13 25,66
2. Số vòng quay tài sản 0,39 0,36 0,38 -8,56 4,71
3. Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) 8,51 -1,97 7,60 -10,48 9,57 4. Hệ số sinh lợi vốn chủ sở
hữu(ROE) 21,57 -6,20 20,66 -27,77 26,86
2.2.5.1 Hệ số sinh lợi doanh thu (ROS)
Hệ số này phản ánh khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động. Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy hệ số sinh lợi doanh thu ở các năm tăng giảm không đều, cụ thể hệ số này qua các năm tương ứng như sau 21,65%, -5,48%, 20,18%, nguyên nhân của sự tăng giảm không đều được thể hiện qua bảng phân tích dưới đây.
Bảng 2.10
BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/ 2007 2009/ 2008
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 3.807.068 3.881.915 4.420.949 1.97% 13.89%
Giá vốn hàng bán 2.692.735 2.798.492 3.139.703 3.93% 12.19% Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 1.114.333 1.083.423 1.281.246 -2.77% 18.26%
Doanh thu hoạt động tài
chính 125.400 293.005 379.645 133.66% 29.57% Chi phí tài chính 409.020 1.795.578 703.119 339.00% -60.84% Chi phí quản lý doanh nghiệp 58.405 61.718 72.737 5.67% 17.85% Lợi nhuận thuần từ hoạt động sxkd 772.308 -480.868 885.035 -162.26% 284.05% Thu nhập khác 18.457 16.915 7.511 -8.35% -55.60% Chi phí khác 12.943 4.099 6.075 -68.33% 48.21% Lợi nhuận khác 5.514 12.816 1.435 132.43% -88.80% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 777.822 -468.052 892.014 -160.17% 290.58%
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại
Ta thấy năm 2008, ROS âm chủ yếu là do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, do tốc độ tăng giá vốn hàng bán là 3,93% nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 1,97%, tốc độ tăng như vậy là chưa hợp lý vì vậy công ty cần có
Thứ hai, do chi phí tài chính tăng đột biến 339% cao hơn tốc độ tăng của doanh thu tài chính là 133,66%, mà chi phí tài chính tăng chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái khoản vay ngoại tệ bằng đồng JPY tăng. Điều này cho thấy công ty hoàn toàn thụđộng khi tỷ giá hối đoái tăng, do đó công ty cần có biện pháp hiệu quả để quản lý rủi ro tỷ giá. Năm 2009, ROS tăng đạt 20,18% nguyên nhân tăng do tốc độ tăng doanh thu là 13,89% cao hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán là 12,19%. Như vậy công ty đã có biện pháp tiết kiệm chi phí trong sản xuất, tuy nhiên tốc độ tăng giá vốn như vậy còn cao đòi hỏi công ty cần kiểm soát giá vốn chặt chẽ hơn nữa, bên cạnh đó tốc độ giảm chi phí tài chính là 60,84% nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu tài chính là 29,57%, lý do trong năm tỷ giá khoản vay ngoại tệ ít biến động hơn.
2.2.5.2 Hệ số sinh lợi tổng tài sản( ROA)
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
ROA = ROS X Vòng quay tổng tài sản
Qua bảng phân tích ta thấy chỉ số này qua các năm khá thấp, tương ứng là 8,51%, -1,97%, 7,6%, nếu so sánh hệ số này với chỉ tiêu trung bình ngành là 11,9% ở cùng thời điểm thì hệ số sinh lợi tổng tài sản của công ty thấp hơn 56,5%. Nguyên nhân vì ROA phụ thuộc vào chỉ số ROS và vòng quay tổng tài sản mà như phân tích ở phần trên hai chỉ số này khá thấp. Vì vậy để tăng ROA thì công ty có hai hướng tăng ROS và vòng quay tổng tài sản. Để tăng ROS cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí (vì giá bán điện do nhà nước quản lý nên công ty không thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng giá bán). Thứ nhất cần giảm chi phí tài chính bằng cách có biện pháp hiệu quả quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái, vì những năm gần đây lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đã đe doạ nghiêm trọng đến kết quả sản xuất kinh doanh
của công ty, làm sụt giảm vốn chủ sở hữu vào năm 2008. Tác động của tỷ giá hối đoái đến chi phí tài chính của công ty thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 2.11
BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ TÀI CHÍNH
ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/ 2007 2009/ 2008 Lãi tiền vay ngắn hạn 228 920 0 303,51% -100,00% Lãi vay dài hạn 167.083 170.039 175.712 1,77% 3,34%