5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Các chỉ số đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp
1.3.2.1. Chỉ số tình hình vay nợ và khả năng thanh khoản.
Khả năng sẵn sàng thanh toán là khả năng của tài sản có thể nhanh chóng chuyển hoá thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả. Phân tích khả năng sẵn sàng thanh toán của doanh nghiệp tức là phân tích sự cân đối tài chính của doanh nghiệp thông qua mối quan hệ so sánh giữa khả năng chuyển hoá thành tiền của các tài sản và các khoản nợ ngắn hạn.
1.3.2.1.1. Chỉ số lưu động (Khả năng thanh toán hiện thời)
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán đáp ứng các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp (phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh). Tính hợp lý của độ lớn hệ số thanh toán ngắn hạn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Hệ số này nói lên doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo có thể thanh toán một đồng nợ đến hạn trả. Nếu hệ số này cao điều đó chứng tỏ doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ và ngược lại. Tuy nhiên hệ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động. Qua thực tế
chúng ta thấy thường hệ số này bằng hoặc lớn hơn bằng 2 là tốt hơn. Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời =
Tổng nợ ngắn hạn
1.3.2.1.2. Chỉ số nhanh (Khả năng thanh toán nhanh) (Quick Ratio)
toán nhanh với tổng số nợ ngắn hạn của đơn vị, là thước đo về khả năng trả nợ
ngay không dựa vào việc phải bán các tài sản dự trữ (tồn kho), tức là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền ,chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu.
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn
Nếu tỷ lệ này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên, độ lớn của tỷ lệ này cũng phụ thuộc vào ngành nghề
kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ phải thu, phải trả trong kỳ.
1.3.2.2. Chỉ số về khả năng quản lý tài sản
1.3.2.2.1.Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được
đánh giá càng tốt bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao.
Doanh thu thuần Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
1.3.2.2.2.Kỳ thu nợ (Collection Period)
Kỳ thu nợ bình quân hay thời gian thu tiền bình quân là số ngày của một vòng quay các khoản phải thu, nhằm đánh giá việc quản lý của công ty đối với các khoản phải thu do bán chịu
Khoản phải thu bình quân Kỳ thu nợ bình quân =
Doanh thu/360
1.3.2.2.3 Vòng quay tài sản cố định (Fixed-Aset Turnover)
doanh thu thuần. Tỷ số này cao phản ánh tình hình giá trị tài sản cố định chuyển dịch nhanh vào giá trị sản phẩm, sớm hoàn thành kỳ luân chuyển vốn. Nếu tỷ số này thấp chứng tỏ việc đầu tư tài sản cố định không hợp lý, vốn ứ đọng.
Doanh thu thuần Vòng quay tài sản
cố định = Tài sản dài hạn bình quân
1.3.2.2.4 Vòng quay tổng tài sản ( Total Assets Turnover)
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đã thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng và ngược lại
Doanh thu thuần Vòng quay của tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
1.3.2.3. Chỉ số khả năng quản lý nợ ( vốn vay)
1.3.2.3.1 Chỉ số nợ:
Chỉ số này phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử
dụng có mấy đồng vốn vay nợ
Tổng nợ phải trả
Chỉ số nợ =
Tổng tài sản
1.3.2.3.2 Khả năng thanh toán lãi vay
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay
Hệ số này dùng đểđo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay không.
1.3.2.4.Chỉ số khả năng sinh lợi
1.3.2.4.1. Hệ số sinh lợi doanh thu (ROS- Return On Sales)
Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số càng lớn thì khả năng sinh lợi của công ty càng cao và ngược lại. Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả.
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lợi doanh thu
(ROS) = Doanh thu
1.3.2.4.2 Hệ số sinh lợi của tổng tài sản (ROA- Return On Assets)
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của 100 đồng giá trị tài sản bình quân mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lợi của tổng tài sản
(ROA) = Tổng tài sản bình quân
1.3.2.4.3 Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equip )
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu
(ROE) = Vốn chủ sở hữu bình quân Hệ số này phản ánh khả năng sinh lợi của 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng. Chủ sở hữu doanh nghiệp rất quan tâm tới hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Nếu chỉ tiêu này cao, sẽ thu hút được các nhà
đầu tư, cho phép doanh nghiệp mở rộng vốn và đảm bảo lợi ích của chủ doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành nên tài sản. Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu lệ thuộc vào suất sinh lợi của tài sản.
1.3.2.5. Lý thuyết đòn bảy và hiệu ứng Du Pont
1.3.2.5.1 Đòn bảy tác nghiệp DOL (Đòn bảy định phí)
Đòn bảy tác nghiệp phản ánh mức độ doanh nghiệp sử dụng chi phí cố định trong hoạt động của mình. Doanh nghiệp có đòn bảy tác nghiệp cao khi tỷ
trọng chi phí cố định trong tổng chi phí của doanh nghiệp cao. Đòn bảy tác nghiệp cao sẽ khiến cho một thay đổi nhỏ về doanh thu có thể gây ra một thay
đổi lớn về lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT).
Độ nghiêng của đòn bảy tác nghiệp (DOL) là mức thay đổi tính bằng tỷ
lệ phần trăm của EBIT ứng với mức thay đổi tính bằng phần trăm của doanh thu.
ÌEBIT/ EBIT EBIT + F DOL =
ÌQ/Q = EBIT
Tuy nhiên để xác định lợi nhuận hoạt động sẽ thay đổi như thế nào so với với mức sản xuất và ở mức nào thì doanh nghiệp hoà vốn, thì cần phải phân tích
điểm hoà vốn. Điểm hoà vốn là mức doanh thu tạo ra bằng tổng chi phí hoạt
động hoặc là mức doanh thu tạo ra thu nhập bằng không. EBIT = 0 ↔ Q x (P – V) – F = 0
Suy ra: QHV = F/ (P – V) Xác định doanh thu hoà vốn:
S HV = F/ [1 – (V/P)] = F/ [1 – (Q.V/ Q.P)]
Hay S HV = Tổng định phí/ [1 – (Tổng biến phí/Tổng doanh thu)] Trong đó: [1 – (Tổng biến phí/Tổng doanh thu)] : là tỷ lệ số dưđảm phí
Một sốứng dụng của việc phân tích điểm hoà vốn:
Qua việc phân tích điểm hoà vốn, ta có thể đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách xem xét sự ảnh hưởng đối với EBIT và điểm hoà vốn khi các điều kiện kinh doanh thay đổi.
Phân tích điểm hoà vốn đối với sự thay đổi của giá bán đơn vị sản phẩm P và tổng định phí (tương tự như trên) cũng cho ta thấy độ nhạy của lợi nhuận hoạt
động
+ Dùng để lựa chọn phương án sản xuất:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, xu hướng chung của các doanh nghiệp là ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất lao động, điều này có thể giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí. Mặt khác, do áp dụng các phương pháp sản xuất hoặc quản lý khác nhau sẽ dẫn đến sự thay
đổi kết cấu chi phí cũng như giá bán của doanh nghiệp. Nhà quản lý doanh nghiệp có thể sử dụng kiến thức về phân tích điểm hoà vốn để phân tích các khả
năng lựa chọn và dự báo những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
+ Đánh giá lợi nhuận đạt được từ việc đưa ra thị trường sản phẩm mới
Khi đưa một sản phẩm mới vào thị trường, doanh nghiệp cần đánh giá xem khả năng đem lại lợi nhuận của sản phẩm này là như thế nào. Từ việc đánh giá đó sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra phương hướng điều chỉnh kịp thời để có thể
nâng cao lợi nhuận. Để đánh giá lợi nhuận có thể đạt được của sản phẩm mới, nhà quản trị doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp phân tích điểm hoà vốn. Muốn vậy, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ thông tin về kỹ thật cũng như
Marketing để dự báo chính xác doanh số tiềm năng nhằm cung cấp cho việc phân tích điểm hoà vốn của sản phẩm mới
Phân tích điểm hoà vốn được coi là một công cụ rất hữu ích để xem xét hoạt động của một doanh nghiệp hay một dự án. Tuy vậy, phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định:
- Kết cấu chi phí hoạt động rất phức tạp và bao gồm nhiều khoản mục khác nhau. Vì vậy khi phân tích thành định phí và biến phí thường rất khó khăn và không hoàn toàn chính xác. Chính vì lý do này mà khi áp dụng phân tích điểm hoà vốn đối với kết cấu chi phí đó sẽ rất khó khăn
- Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp thường tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, khi đó người ta coi các loại sản phẩm khác nhau đó là “một sản phẩm hỗn hợp” để tạo thành “một đơn vị sản xuất” tượng trưng. Điều này làm cho việc phân bổ chi phí và xác định “số lượng
đơn vị hàng bán được” rất phức tạp.
- Chúng ta đều biết rằng giá trị của đồng tiền tại các thời điểm khác nhau là khác nhau.Trong khi đó phân tích điểm hoà vốn lại không quan tâm đến thời giá của tiền. Vì vậy, chỉ áp dụng phương pháp này đối với những khoảng thời gian ngắn, nếu áp dụng với những khoảng thời gian dài thì chi phí và doanh thu cần được biểu hiện dưới hình thức giá trị hiện tại. Điều này đòi hỏi phải ứng dụng phương pháp phân tích độ nhạy với yêu cầu chính xác về doanh số hàng bán được với mức doanh thu mà tại đó NPV >0
Mô hình phân tích điểm hoà vốn cơ bản đánh giá theo đường thẳng (tức là giá bán và biến phí đơn vị sản phẩm không thay đổi), nhưng giá bán và biến phí
đơn vị hàng bán lại có thể thay đổi tuỳ theo mức độ sản xuất.
Tóm lại, phân tích điểm hoà vốn là một công cụ hữu hiệu để phân tích đòn bảy định phí của một doanh nghiệp hay dự án đầu tư trong tình huống đơn giản.
Trong tình huống phức tạp, tính hữu ích của điểm hoà vốn lại bị hạn chế, do đó
đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các công cụ tài chính khác.
1.3.2.5.2 Đòn bảy tài chính DFL (Đòn bảy nợ)
Đòn bảy tài chính là một khái niệm phản ánh mức độ doanh nghiệp sử
dụng các khoản vay nợ có lãi suất tương đối ổn định trong cơ cấu vốn của mình. Doanh nghiệp được coi là có đòn bảy tài chính cao khi tỷ trọng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao. Đòn bảy nợ càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn, tuy nhiên lợi nhuận cổ đông đại chúng càng cao nếu tỷ suất sinh lời chung của doanh nghiệp cao hơn lãi suất vay nợ.
Độ tác nghiệp của đòn bảy tài chính (DFL) là mức thay đổi tính bằng tỷ lệ
phần trăm của lãi ròng của cổ đông đại chúng (ESP) ứng với mức thay đổi tính bằng phần trăm của lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT).
ÌEPS /EPS EBIT DFL =
ÌEBIT/EBIT = EBIT –I
1.3.2.5.3 Đòn bảy tổng DTL.
Đòn bảy tổng là một khái niệm phản ánh tác động của một sự thay đổi về
doanh thu đến lợi tức trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Độ nghiêng của đòn bảy tổng (DTL) là mức thay đổi tính bằng tỷ lệ phần trăm của lãi ròng của cổ đông đại chúng (EPS) ứng với mức thay đổi tính bằng phần trăm của doanh thu. ÌEPS /EPS S – VC DTL = ÌQ/Q = S – VC –F – I
Đòn bảy tổng là kết quả tổng hợp của đòn bảy định phí và đòn bảy nợ, do
đó nếu doanh nghiệp sử dụng đòn bảy định phí và đòn bảy nợ cao thì chỉ tác
động nhỏ về doanh thu sẽ gây ra tác động lớn về lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS)
1.3.2.5.4 Hiệu ứng DuPont.
Ta xem xét tác động của đòn bảy nợ thông qua các đẳng thức Du Pont Ta có các đẳng thức Du Pont thứ nhất: Ta có các đẳng thức Du Pont thứ hai: Doanh thu thuần Lãi ròng/ Tổng tài sản
Hệ số sinh lợi doanh thu Số vòng quay tài sản
Lãi ròng Doanh thu thuần
Chi phí ngoài sản xuất
Doanh thu thuần Tổng tài sản
Tổng tài sản ngắn hạn Tổdài hng tài sạn ản Vốn vật tư hàng hoá Tổng chi phí Chi phí sản xuất Vốn bằng tiền, phải thu…
Lãi ròng ROE = Vốn chủ sở hữu
Tài sản = ROA X
Vốn chủ sở hữu
Cụ thể ta xem tác động của đòn bảy nợ lên hệ số sinh lợi trên vốn CSH. Vì: Lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) = (EBIT – i.D)(1 - T)
Trong đó:
(i.D) : Chi phí lãi vay được xác định bởi lãi suất vay i và số nợ vay D T : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
E : Vốn chủ sở hữu Nên:
(EBIT – i.D)(1 – T) EBIT(1 – T) i.D(1 – T) ROE = E = E - E
EBIT( 1 – T)/(D+E) i(1 – T)D E/(D+E)
= -
E Và: i (1 – T) = i’ : Lãi suất vay nợ sau thuế
EBIT(1 – T) D + E = R : Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn Ta có thể viết: r(D + E) i’.D ROE = E - E = r + (r – i’) D / E Trong đó: D/E: Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (Hệ số nợ)
Công thức ROE này chỉ ra giới hạn quan trọng mà doanh nghiệp phải vượt qua để lợi dụng khía cạnh tích cực của hệ số nợ (D/E), từ đó doanh nghiệp ra
Tài sản = ROS x Số vòng quay tài sản X
- Khi r > i’ : ROE được khuếch đại bởi hệ số nợ, doanh nghiệp có xu hướng tăng mức vay nợđể tăng ROE
- Khi r = i’ : ROE không phụ thuộc vào hệ số nợ
- Khi r < i’ : ROE bị thu nhỏ bởi hệ số nợ, doanh nghiệp có xu hướng giảm mức vay nợ để giảm thiệt hại ROE
Như vậy đòn bảy nợ càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn. Tuy nhiên đòn bảy nợ cao cũng mang lại lợi ích như tỷ lệ sinh lời kỳ vọng của vốn chủ sở hữu tăng lên nhanh chóng. Chính vì thế doanh nghiệp cần phải lựa chọn một mức độ
sử dụng hợp lý đểđem lại hiệu quả cao nhất.
1.4. Rủi ro
Rủi ro là sự không chắc chắn của kết quả thu được, nó được đo lường bằng mức độ tổn thất do không lường trước các tình huống xấu đã xảy ra. Rủi ro là yếu tố tiềm ẩn trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp. Rủi ro được phân thành 2 loại chính: Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
1.4.1. Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro do tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nhưng hầu như không gây tác động lớn đến thị trường tài chính.Rủi ro kinh doanh có thể được phân thành rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
Rủi ro tín dụng thường liên quan đến các khoản vay khi bên đi vay mất đi