Quy hoạch truyền dẫn trong UTRAN

Một phần của tài liệu Quy hoạch mạng 3g WCDMA (Trang 79 - 81)

L ỜI CAM Đ OAN

3.6.3. Quy hoạch truyền dẫn trong UTRAN

Sau khi xác định vị trí, số lượng của các Node B và RNC, cần tiến hành quy hoạch truyền dẫn cho các hướng kết nối này. Quy hoạch truyền dẫn UTRAN làm hai nhiệm vụ chính:

9 Xác định các nhóm Node B quản lý bởi mỗi RNC: Mỗi RNC chỉ có khả năng quản lý một số lượng Node B hữu hạn. Vì vậy, căn cứ vào tổng số Node B có thể xác định được số lượng RNC cần thiết. Tiếp theo cần xác định các Node B thuộc về mỗi RNC. Thông thường, các Node B được phân bố cho RNC theo vùng địa lý.

9 Xác định cấu hình kết nối giữa các RNC và giữa RNC với MSC, SGSN: Vì vị trí RNC được chọn dựa trên vị trí đặt trạm chính của nhà khai thác nên chi phí truyền dẫn sẽ quyết định cấu hình UTRAN nào kinh tế nhất. Mạng UTRAN sử dụng công nghệ ATM với truyền dẫn quang SDH/PHD là chủ yếu.

Hiện nay để kết nối từ Node B về RNC có thể sử dụng 03 loại giải pháp chính:

™ Sử dụng truyền dẫn TDM truyền thống (E1): Việc kết nối sử dụng đường truyền TDM/E1 được thực hiện theo cách thông thường. Mỗi Node B sử dụng một số lượng E1 để kết nối qua mạng truyền dẫn SDH để kết nối về RNC của khu vực.

Hình 3.3. Kết nối NodeB về RNC qua truyền dẫn TDM

™ Sử dụng truyền dẫn IP: các node B thông qua mạng truyền tải IP được kết nối về RNC thông qua các giao diện tốc độ cao và phổ thông như FE

Hình 3.4. Kết nối NodeB về RNC qua truyền dẫn IP

™ Lai ghép hai giải pháp trên: sử dụng cả truyền dẫn TDM/STM-1/E1 và IP/FE để truyền tải kết nối từ Node B về RNC. Đối với các Node B sử dụng WCDMA thông thường có thể sử dụng E1 để kết nối, đối với các Node B sử dụng HSPA yêu cầu dung lượng cao sẽ thay thế bằng các kết nối giao diện FE.

Một phần của tài liệu Quy hoạch mạng 3g WCDMA (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)