L ỜI CAM Đ OAN
2.2. Kiến trúc chung của hệ thống thông tin di động 3G UMTS
Theo kiến trúc chức năng, hệ thống UMTS bao gồm một số các phần tử mạng logic, mỗi phần tử có một có một chức năng xác định, chúng được nhóm thành các nhóm chức năng:
Mạng truy nhập vô tuyến (UTRAN): Thiết lập tất cả các chức năng liên quan đến vô tuyến.
Mạng lõi (CN): Thực hiện chức năng chuyển mạch và định tuyến cuộc gọi và kết nối dữ liệu đến các mạng ngoài.
Hình 2.5. Sơđồ tổng quát hệ thống UMTS
Hình 2.6. Sơđồ chi tiết cấu trúc mạng WCDMA
Trong các phần tử của mạng UMTS, một số phần tử về cơ bản có chức năng giống như trong hệ thống GSM. Các phần tử còn lại có chức năng như sau:
− USIM: Module nhận dạng thuê bao UMTS, tương tự như thẻ SIM trong mạng GSM. Với mạng UMTS/GSM vẫn có thể dùng một thẻ SIM (SIM/USIM) duy nhất.
− ME: Thiết bị di động, chính là phần máy di động không kể USIM. − UE: Thiết bị người sử dụng, tương tự như MS trong mạng GSM.
− PCU: Đơn vị xử lý gói, một thành phần đặc trưng của mạng GPRS, chỉ tồn tại trong mạng UMTS tích hợp.
− Node B: Trạm gốc trong UMTS, tương tự BTS trong GSM. Node B thực hiện chức năng chuyển đổi luồng số liệu giữa hai giao diện Uu và Iub, nó cũng tham gia vào việc quản lý các tài nguyên vô tuyến.
− RNC: Bộđiều khiển mạng vô tuyến, chức năng tương tự BSC trong mạng GSM. − SGSN: Nút hỗ trợ GPRS đang phục vụ, chức năng của SGSN tương tự như
MSC/VLR nhưng cho dịch vụ gói.
− GGSN: Nút hỗ trợ GPRS cổng, chức năng tương tự GMSC nhưng cho phần chuyển mạch gói. GGSN chính là cổng giao tiếp giữa mạng UMTS với các mạng số liệu khác, điển hình là với mạng Internet qua giao diện Gi.