3 Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho các mối ghép

Một phần của tài liệu Bài giảng Dung Sai (Trang 49 - 51)

4.3.1 – Tính, chọn mối ghép có độ hở

Đặc tính của mối ghép có độ hở là phải đảm bảo độ hở cần thiết để các chi tiết lắp ghép có thể chuyển động quay hoặc dọc trục tương đối với nhau.

Đối với các ổ trượt khi làm việc trong điều kiện bôi trơn ma sát ướt, để có thể lựa chọn được lắp ghép tiêu chuẩn cho loại mối ghép này cần phải qua các bước tính toán cần thiết.

Đối với các mối ghép có độ hở khác thường được lựa chọn theo kinh nghiệm * Ứng dụng của mối ghép có độ hở:

- Lắp ghép có khe hở được sử dụng cho các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối với nhau. Độ hở của mối ghép được chọn dựa vào yêu cầu và tính chất của chuyển động giữa 2 bề mặt đối tiếp.

- Ngoài các mối ghép động, có thể dùng lắp ghép có độ hở cho các mối ghép cố định như mối ghép then, chốt, vít ... khi có yêu cầu tháo lắp dễ dàng, đặc biệt là đối với chi tiết phải thay thế luôn.

4.3.2 - Chọn mối ghép trung gian:

Khi lựa chọn lắp ghép trung gian cho một kết cấu nào đó cần chú ý tới tải trọng tác dụng, yêu cầu về độ chính xác định tâm, về tháo lắp, điều chỉnh …

Những tính toán cần thiết cho mối ghép trung gian gồm: - Tính xác suất xuất hiện độ hở, độ dôi

- Tính sức bền của các chi tiết( chỉ với chi tiết thành mỏng) và lực lắp ráp ứng với độ dôi lớn nhất.

- Tính khe hở lớn nhất theo độ lệch tâm cho phép của mối ghép. Nói chung những tính toán này chỉ mang tính chất kiểm nghiệm. * Ứng dụng của các kiểu lắp trung gian:

- Lắp ghép trung gian có thể cho khe hở hoặc độ dôi nhưng khe hở hoặc độ dôi đều không lớn lắm. Do đó mối ghép trung gian đảm bảo được độ đồng tâm cao của 2 bề mặt lắp ghép.

- Lắp ghép trung gian dùng cho mối ghép cố định, các chi tiết trong mối ghép không có chuyển động tương đối với nhau, trừ khi tháo ra để thay thế. Mô men xoắn được truyền bằng then hoặc chốt ... Đôi khi với lực truyền nhỏ, người ta cũng không cần các chi tiết kẹp chặt phụ.

4.3.3 – Tính chọn mối ghép có độ dôi

Với cùng một độ dôi, độ bền mối ghép còn phụ thuộc vào vật liệu và kích thước bề mặt lắp ghép, nhám bề mặt của các bề mặt đối tiếp, phương pháp lắp ghép các chi tiết, hình dáng và kích thước của mép vát, sự bôi trn và tốc độ ép khi lắp, điều kiện nung nóng chi tiết bao và làm lạnh chi tiết bị bao…Vì vậy việc lựa chọn mối ghép có độ dôi phải qua các bước tính toán cần thiết

* Ứng dụng của mối ghép có độ dôi:

- Lắp ghép có độ dôi được sử dụng cho các mối ghép cố định, không tháo, hoặc chỉ tháo trong những trường hợp đặc biệt khi sửa chữa ...

- Trong mối ghép có độ dôi thường không dùng các chi tiết kẹp chặt phụ như: vít, then, chốt ... Tuy nhiên trong trường hợp cần truyền mômen xoắn lớn hoặc lực đặc biệt lớn người ta vẫn dùng lắp ghép có độ dôi kết hợp với các chi tiết kẹp chặt.

CHƯƠNG V DUNG SAI LẮP GHÉP MỘT SỐ

MỐI GHÉP ĐẶC BIỆT VÀ TRUYỀN ĐỘNG BÁNH RĂNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Dung Sai (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)