2 Hệ thống lắp ghép trụ trơn

Một phần của tài liệu Bài giảng Dung Sai (Trang 45 - 49)

- Ví dụ: yêu cầu một mối ghép có độ hở với các thông số như sau:

max = 45 m ; min = 45 m Trong đó: biết Tl = 15 m và Tt = 20 m

Sm ax Sm in m ®¦êng 0 dn  -15 -10 20 Tt l T Tl t T Tt l T

 Khi đó với cùng một yêu cầu đặt ra có rất nhiều phương án lắp ghép để đảm bảo yêu cầu đó. Khi đó không đảm bảo được tính đổi lãn chức năng. Như vậy, vấn đề đặt ra là cần đưa ra một hệ thống tiêu chuẩn để ứng với một đặc tính lắp ghép cho trước thì chỉ hình thành một kiểu lắp mà thôi.

4.2.1 - Hệ thống lỗ

- Hệ thống lỗ là tập hợp các mối ghép mà ở đó khi có cùng một cấp chính xác và cùng một kích thước danh nghĩa các mối ghép chỉ khác nhau ở kích thước giới hạn của trục còn kích thước giới hạn của lỗ không đổi.

Tiêu chuẩn qui định chọn lỗ có miền dung sai H là lỗ cơ sở. Nó có đặc điểm cơ bản là có sai lệch dưới luôn bằng 0. (EI = 0).

- Khi thay đổi miền dung sai của trục so với kích thước danh nghĩa sẽ được các kiểu lắp khác nhau (mối ghép có độ hở, dôi, trung gian)

4.2.2 - Hệ thống trục

- Hệ thống trục là tập hợp các mối ghép mà ở đó khi có cùng một cấp chính xác và cùng một kích thước danh nghĩa các mối ghép chỉ khác nhau ở kích thước giới hạn của lỗ còn kích thước giới hạn của trục là không đổi.

Tiêu chuẩn qui định chọn trục có miền dung sai h là trục cơ sở. Nó có đặc điểm cơ bản là có sai lệch trên luôn bằng 0. (es = 0).

4.2.3 - Sử dụng hệ thống lắp ghép:

* Ví dụ: cho một lắp ghép trụ trơn có kích thước danh nghĩa DN = 92 (mm) với các đặc tính là: Nmax = 25 m và Smax = 32 m. Khi đó, theo hệ thống tiêu chuẩn lắp ghép sẽ có 2 kiểu lắp thỏa mãn yêu cầu trên:

67 7 92 k H  và 6 7 92 h K

 . Vì vậy, để lựa chọn kiểu lắp tiêu chuẩn khi thiết kế, ngoài đặc tính yêu cầu của lắp ghép thiết kế còn phải đưa vào tính kinh tế kỹ thuật và tính công nghệ của kết cấu để quyết định lựa chọn kiểu lắp theo hệ thống lỗ hoặc hệ thống trục.

- Việc quyết định hệ thống lắp ghép phải căn cứ vào các yêu cầu về tính kết cấu, tính công nghệ và tính kinh tế của các bề mặt lắp ghép.

- Về mặt công nghệ và kinh tế thấy rằng hệ thống lỗ được sử dụng rộng rãi hơn vì:

+) Khi gia công lỗ việc thoát nhiệt, thoát phoi khó, độ cứng vững của dụng cụ cắt kém.

+) Những dụng cụ gia công lỗ như dao khoét, dao chuốt, dao doa và các dụng cụ kiểm tra lỗ đắt tiền hơn và chỉ gia công được một lỗ cố định.

+) Việc gia công trục với những kích thước khác nhau hết sức đơn giản và rẻ tiền, chỉ cần điều chỉnh dao tiện hoặc đá mài.

Vì lý do trên nên người ta cố định trường dung sai của lỗ là H để thuận tiện cho việc chế tạo dụng cụ cắt gọt và đo lường. Khi thay đổi đặc tính mối ghép, người ta thay đổi kích thước của trục.

- Tuy nhiên trong nhiều trường hợp do yêu cầu về kết cấu và tính công nghệ, người ta buộc phải sử dụng hệ thống trục.

+) Trên một trục trơn có nhiều mối ghép khác nhau, để tránh chế tạo trục bậc người ta sử dụng các mối ghép của hệ thống trục.

- Khi sử dụng các chi tiết tiêu chuẩn, hoặc chi tiết trục đã có sẵn, để đạt được các lắp ghép khác nhau ta gia công lỗ với các dung sai khác nhau.

Ví dụ: Vòng ngoài của ổ lắp với lỗ hộp.

- Trong các bộ phận máy có trục trơn, yêu cầu về độ chính xác không quá cấp 10. Chi tiết trục có thể chế tạo bằng cán, kéo tinh mà không cần qua gia công cơ khí. Trường hợp này thường dùng trong các máy nông nghiệp, mối ghép thường có độ hở.

4.2.3 - Hệ thống lắp ghép trụ trơn (TCVN 2245 - 99)

- Hệ thống lỗ: Khi phối hợp lỗ cơ sở H với

*) Các miền dung sai từ a – h sẽ nhận dược mối ghép có độ hở *) Các miền dung sai js, k,m,n sẽ nhận được mối ghép trung gian *) Các miền dung sai từ p – zc sẽ nhận dược mối ghép có độ dôi - Hệ thống trục: Khi phối hợp trục cơ sở h với

*) Các miền dung sai từ A – H sẽ nhận dược mối ghép có độ hở *) Các miền dung sai JS, K, M,N sẽ nhận được mối ghép trung gian *) Các miền dung sai từ P – ZC sẽ nhận dược mối ghép có độ dôi

4.2.4. Cách ghi ký hiệu mối ghép.

Tiêu chuẩn qui định ba phương pháp ghi sai lệch giới hạn của kích thước dài trên bản vẽ chế tạo chi tiết.

+) Bằng các ký hiệu qui ước của miền dung sai. Ví dụ 20 H7, 25N8. +) Bằng trị số của sai lệch giới hạn. Ví dụ 50 0,025

050, , 0   +) Phương pháp phối hợp.

- Ký hiệu của lắp ghép bao gồm: kích thước danh nghĩa của mối ghép các sai lệch giới hạn hoặc ký hiệu qui ước thường được ghi ở dạng phân số: Tử số ghi ký hiệu qui ước hoặc sai lệch giới hạn của lỗ. Mẫu số ghi ký hiệu qui ước và trị số sai lệch giới hạn của trục. Ví dụ: hệ thống lỗ. 40H7/g6 (hoặc 40 H7-g6, hoặc 40 6 g 7 H hay 40 0,025 025 , 0 009 , 0    ) Hệ thống trục h6 7 F 30 hoặc 0,020 041 , 0 013 , 0 30  

Một phần của tài liệu Bài giảng Dung Sai (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)