Đặc điểm cải tiến trong thiết kế CT02

Một phần của tài liệu Thiết kế cải tiến và lập quy trình chế tạo micromotor quay dựa trên công nghệ mems (Trang 47 - 49)

Trong thiết kế cải tiến CT02, điểm cải tiến cũng ở cơ cấu truyền chuyển động răng cóc. Hình 3.18 mô tả cấu tạo của cơ cấu truyền chuyển động răng cóc.

Trong đó:

1. Giá đỡ 4. Thanh đỡ

2. Lò xo chống 5. Lò xo đàn hồi

3. Chân chống 6. Thanh răng cóc dẫn

Hình 3.18 Cấu tạo cơ cấu truyền chuyển động trong thiết kế cải tiến CT02

1 2 3 5 4 Vành răng cóc 6 O1

CHƯƠNG 3. MICROMOTOR QUAY VÀ THIẾT KẾ CẢI TIẾN

NGUYỄN ĐÌNH HƯỚNG 39

Trong thiết kế cải tiến CT02, cũng sử dụng cơ cấu đẩy phụ như trong thiết kế

CT01 để khắc phục khe hở giữa các răng cóc dẫn trên thanh răng (6) với các răng cóc bị động trên vành răng cóc. Tuy nhiên, ở thiết kế này, các răng cóc dẫn không những nối mềm vời lò xo đàn hồi (5) mà được nối cứng với dầm di động qua thanh răng trên giá (1). Thanh răng có kết cấu hẹp tại cổ thanh O1 để có thể dễ dàng gập lên – xuống làm tăng khả năng ăn khớp với các răng cóc bịđộng trên vành răng. Do vậy, đáp ứng dẫn động trong thiết kế CT02 là tốt hơn thiết kế CT01.

Để hệ thống có thể hoạt động, ta đưa cơ cấu truyền chuyển động vào vị trí làm việc bằng cách đẩy thanh đỡ (4) lên. Hình 3.19 thể hiện vị trí làm việc của cơ

cấu truyền chuyển động.

Khi đặt điện áp (V ≠ 0) vào các điện cực của bộ kích hoạt răng lược, dầm lắc sang phải và vành răng cóc quay theo chiều thuận kim đồng hồ (Hình 3.20).

Khi điện áp đặt vào các cực (V = 0), dầm và cơ cấu truyền chuyển động trở về

vị trí cũ nhờ lực đàn hồi tại cổ dầm O và cổ thanh răng O1 (Hình 3.21).

CHƯƠNG 3. MICROMOTOR QUAY VÀ THIẾT KẾ CẢI TIẾN

NGUYỄN ĐÌNH HƯỚNG 40

Một phần của tài liệu Thiết kế cải tiến và lập quy trình chế tạo micromotor quay dựa trên công nghệ mems (Trang 47 - 49)