Thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Marketing căn bản (Trang 48 - 51)

b. Mua hàng lặp lại có điều chỉnh

4.3.3Thực hiện nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu gồm thu thập và xử lý dữ liệu.

Việc thu thập dữ liệu có thể do công ty tiến hành hoặc thuê ngoài. Nếu công ty tiến hành thì dữ liệu sẽ đảm bảo tính bí mật hơn. Nếu thuê ngoài thì việc thu thập dữ liệu có thể nhanh hơn.

Thu thập dữ liệu là khâu dễ xảy ra sai sót nhất, do đó khâu này cần phải được quản lý kỹđểđảm bảo tính chính xác của số liệu nghiên cứu.

- Nguồn dữ liệu thứ cấp: là các nguồn dữ liệu có sẵn, nó bao gồm:

+ Nguồn nội bộ: Các báo cáo công ty về chi phí, doanh thu, lợi nhuận,……

+ Nguồn bên ngoài: thư viện (sách báo, tạp chí, đặc san, báo cáo nghiên cứu, niên giám thống kế) và tổ hợp thông tin về người tiêu dùng, bán buôn, bán lẻ… do các công ty nghiên cứu thị trường thực hiện để bán cho khách hàng mà không xuất bản.

- Nguồn dữ liệu sơ cấp: được thu thập qua một trong ba kỹ thuật chính như sau: + Quan sát: là phương pháp thu thập thông tin trong đó nhà nghiên cứu tiến hành

quan sát đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: quan sát cách bố trí, trình bày sản phẩm trong cửa hàng, quan sát thói quen sử dụng sản phẩm.

+ Nghiên cứu thử nghiệm: Là phương pháp thích hợp nhất để thu thập các thông tin về quan hệ nhân quả bằng cách tác động những thử nghiệm khác nhau vào các nhóm thử nghiệm khác nhau, kiểm tra các yếu tố ngoại lai và kiểm tra sự khác biệt của các nhóm sau thử nghiệm. Nghiên cứu quan sát có thểđược dùng để thu thập thông tin trong nghiên cứu thử nghiệm.

+ Điều tra: Phương pháp này có thể được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp. Phương pháp trực tiếp bao gồm 2 hình thức phỏng vấn. Thứ nhất là phỏng vấn tay đôi giữa nhà nghiên cứu và đối tượng cần thu thập thông tin về chủ đề nghiên cứu. Thứ hai là phỏng vấn nhóm trong đó một nhóm các đối tượng nghiên cứu và người điều khiển ngồi lại với nhau để làm rõ một chủđề nghiên cứu. Phương pháp gián tiếp bao gồm điều tra qua điện thoại, qua bưu điện và qua internet.

Trong kỹ thuật điều tra cần phải có bản câu hỏi và chọn mẫu đối tượng điều tra .

Bảng câu hỏi là công cụ phổ biến nhất hiện nay trong kỹ thuật điều tra. Để thiết lập bản câu hỏi nhà nghiên cứu phải quyết định loại câu hỏi, hình thức câu hỏi, từ ngữ dùng trong câu hỏi, thứ tự của các câu hỏi và mối liên hệ của mỗi câu hỏi đến mục tiêu nghiên cứu.

Hình thức câu hỏi có 2 dạng:

- Câu hỏi đóng: đưa ra tất cả các khả năng trả lời, đối tượng phỏng vấn sẽ chọn một trong các khả năng đó.

- Câu hỏi mở: cho phép đối tượng phỏng vấn trả lời theo suy nghĩ của họ. Yêu cầu đối với bảng câu hỏi:

- Đơn giản, dễ hiểu, thông dụng, chính xác, khách quan.

- Thứ tự câu hỏi phải tuân theo một thứ tự logic như những câu hỏi giạn lọc giới thiệu ở đầu, các câu hỏi chính ở giữa, cuối cùng là các câu hỏi vềđặc trưng xã hội-dân số của người trả lời hoặc của doanh nghiệp hay tổ chức.

Chú ý: Những câu hỏi dễ thường được để đầu để khuyến khích trả lời, những câu khó để cuối.

Thang đo của các câu hỏi : có 4 kiểu

- Thang biểu danh: dùng để xác định thứ bậc, cấp độ. - Thang thứ tự: dùng để xếp hạng theo ưu đãi.

- Thang khoảng cách: dùng để xác định mức chênh lệnh giữa giá bán các sản phẩm tương tự.

- Thang tỉ lệ: dùng trong điều tra liên quan đến kích cỡ doanh số của doanh nghiệp. Sau khi thu thập dữ liệu, nhà nghiên cứu phải xử lý, phân tích số liệu bằng phương pháp phân tích thống kê, mô hình và hệ thống thông tin Marketing từ đó đưa ra những kiến nghị. Họ cần phải kiểm tra xử lý sô liệu và mã hóa nó để máy tính tính toán các chỉ tiêu thông kê. Cuối cùng nhà nghiên cứu trình bày, báo cáo kết quả nghiên cứu cho người phụ trách Marketing của doanh nghiệp.

Chọn mẫu nghiên cứu: Thông thường việc nghiên cứu Marketing được tiến hành trên một mẫu nhỏ để rút ra những kết luận chung về đám đông. Mẫu là một tập hợp nhỏ, điển hình và được chọn ra từđám đông.

Có hai cách chọn mẫu: Chọn mẫu có xác suất là chọn mẫu mang tính ngẫu nhiên bảo đảm tất cả các đối tượng trong đám đông đều có cùng cơ hội tham gia vào chọn mẫu và chọn mẫu phi xác suất là đối tượng được chọn không theo quy luật ngẫu nhiên mà theo sự tiện lợi và những đánh giá chủ quan của nhà nghiên cứu.

Sau khi thu thập dữ liệu, người nghiên cứu cần phải xử lý bằng nhiều phương cách như phân tích định tính và phân tích định lượng. Trong phân tích định lượng, kỹ thuật

phân tích thống kê được áp dụng. Người ta phân biệt phân tích định lượng thành hai loại đối nhau, đó là phương pháp mô tả và phương pháp nhân quả.

Các dữ liệu thu thập có thể dùng vào các mô hình. Mô hình là tượng trưng đơn giản hóa của thực tế, chỉ giữ lại một số các yếu tố hợp thành, đặc biệt những yếu tố dược nhận thức là quan trọng nhất. Muốn xây dựng một mô hình cần phải xác định cho được các đặc trưng của mô hình, đánh giá các thông số và chỉ khi nào mô hình được đánh giá là chính xác thì có thểđưa vào sử dụng.

Các dữ liệu thu thập phải được đưa đến người phục trách Marketing xử lý thông qua hệ thống thông tin Marketing. Đó là kênh truyền thông tin- trước, trong và sau khi ra quyết định.

Một phần của tài liệu Marketing căn bản (Trang 48 - 51)