cam và cơ cấu dẫn động
1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng:
- Có tiếng gỏ, rơ dọc trục, rơ ngang do các bề mặt làm việc bị mài mòn, căn chỉnh rơ dọc trục bị mòn. Khi các chi tiết có bề mặt làm việc bị có độ rơ lớn sẽ sinh ra tiếng va đập kim khí.
- Có tiếng va đập ở các bánh răng trục cam, bánh răng trục khuỷu và bánh răng trung gian hoặc xích, do các chi tiết làm việc bị mài mòn, có khe hở lớn, khô dầu bôi trơn....Tất cả các chi tiết trục cam, bánh răng trục cam, xích, bánh răng trục khuỷu bị mài mòn, dây đai bị trượt đều dẫn đến công suất động cơ bị giảm.
2. Phương pháp kiểm tra: - Kiểm tra trục cam: - Kiểm tra trục cam:
- Chú ý: Dấu trên trục cam và dấu trên trục bánh răng trục khuỷu
- Kiểm tra trục cam về độ thẳng hàng và mài mòn bất thường bằng cách đặt trục cam lên khối chữ V, đặt đồng hồ so trên mổi cổ trục bạc, quay trục cam và quan sát đồng hồ, độ đảo hoặc lệch tâm chỉ ra trên đồng hồ là giá trị cong hoặc không còn thẳng hàng của trục cam.
- Kiểm tra rỗ và mài mòn của trục cam, thay mới trục cam khi một cam bị rỗ hoặc mòn hết bề rộng của nó.
- Kiểm tra độ nâng của vấu cam có thể được đo bằng đồng hồ chỉ thị kim hoặc được đo bằng panme đo ngoài.
Độ nâng của vấu cam = A-B
- Kiểm tra độ rơ dọc trục của trục cam, được đo bằng đồng hồ chỉ thị kim (giống như cách kiểm tra độ rơ dọc trục khuỷu.
- Kiểm tra các bánh răng, xích: Không bị mài mòn, sướt, mẻ, nứt, gảy.
- Kiểm tra dây đai không bị biến dạng, rạn nứt, khi động cơ làm việc không bị trượt...
IV. Sửa chữa các chi tiết
- Sửa chữa trục cam: Khi trục cam bị cong ta có thể nắn lại bằng máy chuyên dùng. Trục cam bị mài mòn, tróc rỗ các bề mặt làm việc có thể hàn đắp, tôi, mạ, lấy lại kích thước ban đầu hoặc thay mới trục cam, khi thay mới trục cam hay sửa chữa thì đều phải thay bạc trục cam mới.
- Sửa chữa bánh răng hoặc xích dẫn động: Khi bánh răng bị gãy, ran nứt, dây xích, dây đai bị hỏng thì thay mới.
BÀI 5: BẢO DƯỠNG CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này, học viên có khả năng:
- Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí
- Bảo dưỡng được cơ cấu phân phối khí đúng phương pháp và đúng yêu cầu kỹ thuật.
B A A
Nội dung của bài: Thời gian: 15 h (LT: 3; TH: 12 h)
I. Mục đích
Đảm bảo cơ cấu phân phối khí thường xuyên có tính năng kỹ thuật tốt, giảm cường độ hao mòn của các chi tiết, ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hư hỏng và sai lệch kỹ thuật để khắc phục, giữ gìn được hình thức bên ngoài;