Định h−ớng và mục tiêu xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix (Trang 72 - 73)

Biểu đồ 2.2: Giá gạo bình quân trên thế giới trong những năm qua

3.1.2. Định h−ớng và mục tiêu xuất khẩu gạo

3.1.2.1. Cơ chế mới

Theo quyết định 46/QĐ - TTg của Thủ t−ớng Chính phủ mới ban hành về cơ chế xuất nhập khẩu các mặt hàng trong năm năm 2001 – 2002 có một số thay đổi liên quan đến gạo xuất khẩu, cụ thể là:

- Chính phủ quyết định chính thức bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo và việc quy định doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất khẩu. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đ−ợc xuất khẩu gạo nếu có đăng ký kinh doanh ngành hàng l−ơng thực hoặc nông sản.

- Những hợp đồng xuất khẩu gạo sang một số thị tr−ờng có sự thoả thuận của Chính phủ ta với Chính phủ các n−ớc (hợp đồng Chính phủ), sau khi trao đổi với Hiệp hội l−ơng thực Việt nam đ−ợc giao cho Bộ Th−ơng mại chỉ định và chỉ đạo doanh nghiệp làm đại diện giao dịch, kí kết hợp đồng.

- Việc xuất khẩu theo kế hoạch trả nợ, viện trợ của Chính phủ, thực hiện theo cơ chế đấu thầu hoặc quyết định riêng của Thủ t−ớng chính phủ.

- Để đảm bảo lợi ích nông dân, ổn định sản xuất nông nghiệp và thị tr−ờng trong n−ớc, giảm bớt khó khăn đối với hoạt động sản xuất, l−u thông lúa gạo và phân bón khi thị tr−ờng trong ngoài n−ớc có biến động, Thủ t−ớng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định các biện pháp can thiệp có hiệu quả vào thị tr−ờng lúa gạo.

KILOB OB OO KS .CO M

Quy định trên của Thủ t−ớng Chính phủ đã mở rộng h−ớng đi cho các nhà xuất khẩu. Không còn các đầu mối nên mọi thành phần kinh tế đều có thể tự do ký kết hợp đồng với đối tác n−ớc ngoài sau khi đã đăng ký kinh doanh. Cơ chế mới đã thông thoáng hơn rất nhiều so với cơ chế ban hành tr−ớc đây song cũng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc, đòi hỏi một sự quản lý chặt chẽ, th−ờng xuyên của các ngành, các cấp, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, ép giá của các doanh nghiệp nhằm thao túng thị tr−ờng và thu lợi cao nhất.

31.2.2. Định h−ớng và mục tiêu xuất khẩu gạo

Cơ chế mới ban hành trong thời điểm chúng ta b−ớc sang thế kỷ mới với những cơ hội và thách thức mới là một công cụ để thực hiện các mục tiêu đặt ra với sản xuất gạo, tăng l−ợng gạo xuất khẩu, mở rộng thị tr−ờng và nâng cao chất l−ợng đảm bảo hiệu quả hơn trong xuất khẩu. Thực chất mục tiêu này h−ớng vào tăng số l−ợng, cải thiện chất l−ợng có nghĩa là tăng tổng kim ngạch gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó việc mở rộng thị tr−ờng cũng đ−ợc các nhà hoạch định chiến l−ợc coi trọng vì thị tr−ờng là cái đích mà các nhà xuất khẩu h−ớng đến. Ba mục tiêu trên đ−ợc tiến hành song song đảm bảo cho gạo sản xuất ra có thể xuất khẩu tạo thành một quá trình thông suốt đồng thời phù hợp với các mục tiêu của sản xuất lúa và xu thế phát triển chung của nền kinh tế thị tr−ờng trong giai đoạn mới.

Cũng nh− trong sản xuất lúa gạo, trong xuất khẩu để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra cần có các định h−ớng. Cụ thể là:

- Thứ nhất: đa dạng hoá chủng loại gạo cấp cao nhập khẩu đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị tr−ờng thế giới.

- Thứ hai: đa ph−ơng hoá thị tr−ờng tiêu thụ gạo trong đó tập trung vào những thị tr−ờng t−ơng đối ổn định về số l−ợng và chất l−ợng.

- Thứ ba: đa dạng hoá hình thức tổ chức tham gia xuất khẩu gạo để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phức tạp của khách hàng.

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix (Trang 72 - 73)