- Phòng Giao dịch
2.2.1 Hoạt đồng tín dụng trung và dài hạn của Tienphongbank
2.2.1.1 Hoạt động huy động vốn
Một trong những đặc điểm của Chi nhánh Thăng Long - Hà Nội là vốn tự có chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, nên với lượng vốn ít ỏi đó, Ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Để thực hiện chức năng trung gian tài chính của mình, các Ngân hàng luôn phải tìm mọi biện pháp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Chính vì thế, hoạt động huy động rất quan trọng, là tiền đề, cơ sở để quyết định hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Để có thể mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng, Ngân hàng cần phải làm tốt công tác huy động vốn. Có một nguồn vốn với cơ cấu hợp lí, chi phí thấp là mục tiêu mà Ngân
hàng luôn hướng tới. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, Chi nhánh Thăng Long đã luôn chủ động và luôn tích cực khai thác nguồn vốn bằng nhiều biện pháp thực hiện. Vì vậy nguồn vốn huy động được của Ngân hàng luôn tăng trưởng ổn định.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo tính chất nguồn vốn huy động
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 2008 2009 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1.CN và TCKT 2,815,609 72.61 3,855,265 78.8 7 4,255,716 81.84 TG không kỳ hạn 406,417 10.5 1,206,598 24.6 8 1,302,908 25.06 TG chuyên dùng của CN&TCKT 120 0.00 96 0.00 21 0.00 TG có KH dưới 12 tháng của CN và TCKT 864,110 22.2 8 1,128,152 23.0 8 1,193,452 22.95 TG có KH trên 12 tháng của CN và TCKT 1,063,770 27.43 1,099,958 22.5 0 1,283,196 24.68 Kỳ phiếu ngắn hạn 232,705 6.00 318,347 6.51 371,369 7.14 Kỳ phiếu dài hạn 36,982 0.95 4,406 0.09 7,779 0.15 Tiết kiệm tích lũy 481 0.01 453 0.01 3,112 0.06 Chứng chỉ tiền gửi 204,794 5.28 92,310 1.89 66,908 1.29 Trái phiếu 6,230 0.16 4,945 0.11 26,971 0.51 2.Huy động khác 1,062,328 27.39 1,032,835 21.13 944,284 18.16 3.Tổng cộng 3,877,937 100 4,888,10 0 100 5,200,00 0 100
( Nguồn: Phòng Quan hệ khách hành – Chi nhánh Thăng Long)
Như vậy, tính đến ngày 31/12/2010, tổng lượng vốn huy động của Chi nhánh là 5200 tỷ đồng, tăng gần 312 tỷ đồng so với năm 2009. Đây là mức tăng trưởng khá cao.
Sinh viên: Đặng Thị Hảo 3 8
Điều này cho thấy một thành tích lớn của Chi nhánh đặc biệt trong thời kỳ thị trường tài chính tiền tệ nước ta đang có nhiều biến động nhưng Chi nhánh vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng ổn định quá các năm.
Từ bảng 1, ta có bảng tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánh như sau:
Bảng 2.2: Tốc độ tăng vốn huy động Chi nhánh Thăng Long
Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị (tỷ VNĐ) Tốc độ tăng (%) Giá trị (tỷ VNĐ) Tốc độ tăng (%) Giá trị (tỷ VNĐ) Tốc độ tăng (%) 3877,937 59,26 4888,10 0 26,05 5200,00 0 6,38
(Nguồn: Phòng QHKH Chi nhánh Thăng Long)
Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng liên tục trong mấy năm gần đây nhưng với tốc độ tăng giảm dần. Năm 2008, tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánh đạt mức cao nhất tăng 1442,487 tỷ đồng tương đương tăng 59,26%, trong đó tiền gửi của cá nhân và các tổ chức tăng mạnh, tăng 979,656 tỷ đồng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Có được kết quả như vậy là do năm 2008, đối tượng gửi tiền đã được mở rộng tới các tổ chức tài chính, chứng tỏ Ngân hàng đã ngày càng có uy tín và càng có nhiều chính sách để huy động nguồn vốn tiền gửi từ mọi đối tượng của nền kinh tế. Sở dĩ nguồn vốn của Chi nhánh liên tục tăng trưởng là do Chi nhánh luôn bám sát và phân tích diễn biến lãi suất trên thị trường để điều hành lãi suất huy động cho phù hợp với mặt bằng lãi suất chung cũng như có được chính sách khách hàng hợp lí.
Trong tổng nguồn vốn huy động được năm 2009, tiền gửi không kỳ hạn đạt 1206,598 tỷ đồng, chiếm 24,74% trong tổng nguồn huy động. Đây là nguồn tiền gửi với chi phí huy động thấp. Tiền gửi không kỳ hạn của năm 2006 tăng vượt trội so với năm 2008 là do trong năm 2009, Chi nhánh đã mở
rộng hợp tác với các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ, cung ứng dịch vụ một cách toàn diện và hiệu quả cho nhóm khách hàng này. Do đó dù năm qua thị trường chứng khoán có dấu hiệu chững lại, suy giảm, đầu tư vào bất đông sản tăng làm giảm luồng tiền gửi có kỳ hạn của dân cư nhưng Chi nhánh vẫn duy trì được vốn tiền gửi thanh toán với quy mô lớn. Năm 2009, nền kinh tế phải đối mặt với những thách thức như chỉ số giá tiêu dùng cao, đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Sự xuất hiện thêm nhiều các tổ chức, định chế tài chính, các tổ chính tín dụng trong nước, thị trường nhà đất sốt giá trở lại làm gia tăng thêm áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và đặc biệt trong hoạt động huy động vốn. Điều này có thể thấy rõ khi năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 4888,1 tỷ đồng, tăng 1010 tỷ đồng so với năm 20068nhưng tốc độ tăng chỉ đạt 26,05% thấp hơn so với các năm trở lại đây. Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng có tăng nhưng chỉ tăng lên 311,9 tỷ đồng tương đương tăng 6,38%. Đây là kết quả do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đặt ra trước tình hình lạm phát tăng nhanh.
Ngoài ra, các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng được Chi nhánh Thăng Long - Hà Nội triển khai cung ứng rất tốt đến khu vực dân cư, cơ quan, tổ chức, bằng các biện pháp tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận động khách hàng tại các khu vực đông dân cư tạp trung. Chi nhánh đã phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ tới các khu vực trung tâm thương mại, khu vực tập trung các trường đại học, bệnh viện…như các phòng giao dịch Bách Khoa, Phòng giao dịch đại học y nhằm phục vụ cho các cán bộ, giáo viên, sinh viên, học sinh, đông đảo. Chi nhánh còn đặt máy ATM tiến hành chi trả lương cho bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, cung cấp hỗ trợ dịch vụ tài chính ngân hàng cho cán bộ y bác sĩ và người nhà bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện. Chính vì thế, tình cảm yêu mến tin tưởng mà người dân
Sinh viên: Đặng Thị Hảo 4 0
dành cho Chi nhánh ngày càng sâu sắc, và cùng với đó, nguồn vốn Ngân hàng ngày càng tăng ổn định.
2.2.1.2 Hoạt động tín dụng
Nếu nghiệp vụ tạo lập vốn đóng vai trò là bàn đạp thì nghiệp vụ sử dụng vốn lại là hoạt động quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Sự ổn định trong công tác huy động vốn đã góp phần tạo ra nền tảng vững chắc đối với hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Với nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh và những nỗ lực không ngừng trong việc tiếp thị khách hàng, Ngân hàng đã có sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng:
Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại Chi nhánh (dư nợ)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
I. Phân loại theo thời gian 1228,704 1998,308 2400,000 1. Ngắn hạn 1096,075 1688,308 2080,62 2 2. Trung hạn 132,629 310,000 319,378
II. Phân loại theo thành phần kinh tế 1228,704 1998,308 2400,000 1.Quốc doanh 81,101 126,421 192,000
2.Ngoài quốc doanh 1147,603 1871,887
2208,000
III. Phân loại theo tài sản đảm bảo 1228,704 1998,308 2400,000 1.Có TSĐB 1093,603 1691,881 1800,000 2.Không có TSĐB 134,741 306,427 600,000 IV.Phân theo mục đích 1228,704 1998,308 2400,0 00
1.Cho vay tiêu dùng 114,804 143,652
2. Cho vay khác 1113,864 1854,656
2265,954
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng – Chi nhánh Thăng Long)
Tính đến hết 31/12/2010, tổng dư nợ của Chi nhánh đã đạt 2400 tỷ đồng tăng hơn 200 tỷ đồng so với thời điểm mới thành lập. Con số này đã thể hiện sự cố gằng nỗ lực to lớn của Chi nhánh trong việc không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng – lĩnh vực hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của Ngân hàng.
Từ bảng trên ta tính được tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Nội như sau:
Bảng 2.4: Tốc độ tăng của dư nợ tín dụng của Chi nhánh
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị (tỷ VNĐ) Tốc độ tăng (%) Giá trị (tỷ VNĐ) Tốc độ tăng (%) Giá trị (tỷ VNĐ) Tốc độ tăng (%) 1228,704 8,37 1998,308 62,63 2400,000 12,00 Năm 2008, dư nợ tín dụng của Chi nhánh là 1228,704 tỷ đồng tăng 8,37% so với năm 2005. Nhưng đến năm 2009, tổng dư nợ tín dụng tăng vượt bậc với tốc độ tăng rất cao là 62,63% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2009, chi nhánh phục hồi cho vay ngắn hạn đối với hai DN lớn là công ty FPT – một công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị, phần mềm tin học và là nhà phân phối một số hang điện thoại hàng đầu như Nokia, Samsung và công ty xăng dầu hàng không – một DN Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cung cấp xăng dầu đặc chủng cho Việt Nam Airlines…Đặc biệt là ngày 29/01/2007, Chi nhánh Thăng Long đã ký hợp đồng với Tập đoàn Hòa Phát thỏa thuận hợp tác toàn diện về cung ứng tín dụng và dịch vụ NH giai đoạn 2011 – 2014 nhằm củng cố và không ngừng phát triển mối quan hệ bền vững và lâu dài giữa Ngân hàng và DN lớn mạnh này. Ngoài ra, Chi nhánh còn tiếp tục tiếp thị và phục vụ một số khách hàng là DN ngoài quốc
Sinh viên: Đặng Thị Hảo 4 2
doanh sản xuất có hiệu quả, có uy tín lớn trên thị trường như công ty Hòa Phát, công ty TNHH LIOA…
Năm 2010, tốc độ tăng dư nợ của Chi nhánh lại giảm mạnh. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng chỉ đạt 12%, nâng tổng dư nợ của Hàm Long lên mức 2400 tỷ đồng. Năm 2008 được coi là một năm đầy khó khăn với ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng nói riêng Tienphongbank. Sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM đẩy lãi suất cho vay lên cao, khiến cho các DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Mặt khắc, tình hình kinh tế biến động, hàng hóa tiêu thụ chậm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp. Do đó, tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng trong năm 2010 là thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Ngân hàng thực hiện cho vay đối với mọi thành phần kinh tế: DN quốc doanh, DN ngoài quốc doanh, hợp tác xã, hộ gia đình…Tuy nhiên, dư nợ tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn rất lớn so với khu vực quốc doanh. Năm 2007 là 92,12%, năm 2008 là 93,34%, năm 2009 là 93,67% và năm 2010 là 92%. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang thể hiện bước đi đúng đắn, tuân thủ theo đúng mục tiêu ban đầu khi Chi nhánh được thành lập, đó là tập trung vào đối tượng khách hàng là các DN ngoài quốc doanh, trong đó đặc biệt là DN vừa và nhỏ. Đây là đối tượng còn nhiều khó khăn, có nhu cầu vay vốn lớn nhưng lại đang khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng Ngân hàng, vì thế Chi nhánh tập trung vào khu vực này cũng là yếu tố góp phần thể hiện thể hiện một thế mạnh nổi bật của . Là nguồn Thăng Long hỗ trợ quý báu cho các DN thiếu vốn.
Về tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo, cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Đây là những con số cao nên có thể nói trong điều kiện ổn định những khoản vay là khá an toàn cho Ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do Chi nhánh được Tienphongbank Trung ương ủy quyền cho làm đầu mối cung
cấp tín dụng và dịch vụ cho các công ty lớn và phải có TSĐB. Mặt khác, do hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh đối với cá nhân, DN khác cũng tăng lên và với khoản vay này Chi nhánh luôn yêu cầu phải có TSĐB. Xét cơ cấu dư nợ về mặt thời hạn ta thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2009, dư nợ tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh là 1096,075 tỷ đồng, tăng 33,11% so với năm 2008. Đặc biệt, năm 2009, dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 54,03% tương đương tăng 591,558 tỷ đồng. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn là 12%. Bởi nhu cầu tín dụng ngắn hạn để đáp ứng sự thiếu hụt vốn lưu động của các DN cũng như đáp ứng nhu cầu chi tiếu ngày càng tăng của cá nhân. Chính vì thế Chi nhánh luôn nghiên cứu đưa ra được sản phẩm mới như cho vay mua ô tô, mua nhà chung cư và bước đầu đã nhận được sự ủng hộ và đón nhận nhiệt tình của khách hàng.
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn tính đến cuối năm 2010 của Ngân hàng đạt 319,378 tỷ đồng. Nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng đã được các DN tập trung đầu tư vào tài sản cố định, các dự án mua máy móc thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại, xây dựng cơ sở sản xuất, phát triển hạ tầng cơ sở và phát triển các ngành công nghiệp mới có tính chất quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung vốn cho các chương trình dự án trọng điểm của Nhà nước, Tổng công ty… góp phần phát triển đất nước.
Trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn, cơ cấu cho vay trung và dài hạn đối với các DN của Chi nhánh như sau:
Bảng 2.5: Tình hình cho vay trung và dài hạn theo các thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng Dư nợ tín dụng
trung và dài
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) DN Quốc doanh 99,472 75 204,600 66 209,208 65,5 DN ngoài quốc doanh 33,157 25 105,400 34 110,170 34,5 Tổng dư nợ 132,629 100 310,000 100 319,378 100
Sinh viên: Đặng Thị Hảo 4 4
trung và dài hạn
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng I – Chi nhánh Thăng Long)
Trong cơ cấu dư nợ trung và dài hạn của Chi nhánh, ta thấy dư nợ cho vay đối với các DN quốc doanh liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các DN quốc doanh trên tổng dư nợ trung và dài hạn của Ngân hàng lại liên tục giảm. Tỷ trọng này là 75% năm 2008, năm 2009 là 66% và năm 2010 là 63%. Trong tương lai, tỷ này sẽ có xu hướng giảm hơn nữa đối với các DN quốc doanh nhưng vẫn chiếm ưu thế so với DN ngoài quốc doanh do đặc điểm của Ngân hàng Tiền Phong Chi nhánh Thăng Long - Hà Nội nói riêng và của hệ thống Ngân hàng Tiền Phong nói chung, việc cấp tín dụng vẫn theo chỉ thị của cấp trên, nên các DN quốc doanh này được hưởng sự ưu đãi của Ngân hàng, của Chính phủ trong xét duyệt cho vay.
Bên cạnh những khách hàng thuộc DN nhà nước truyền thống, Chi nhánh Thăng Long đang tiến hành đẩy mạnh cho vay đối với các DN ngoài quốc doanh. Tỷ trọng DN ngoài quốc doanh được Ngân hàng cho vay vốn trung và dài hạn ngày càng tăng và tăng đột biến trong năm 2011. Năm 2008, tỷ trọng dư nợ của các DN ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ trung và dài hạn là 25%, tăng lên đạt 34% dư nợ trong năm 2011,(tăng lên gần gấp 3 lần so với dư nợ 2010) và 34,5% trong năm 2010. Có sự thay đổi trong cơ cấu dư nợ cho vay là vì các DN Nhà nước đang trong tiến trình cổ phần hóa, hơn nữa các DN ngoài quốc doanh hoạt động ngày càng hiệu quả có thể đáp ứng được các yêu cầu vay vốn trung và dài hạn của Ngân hàng và thực hiện các dự án đầu