Tín dụng, vốn từ các quỹ, ngân hàng cho phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ về các cơ CHẾ CHÍNH SÁCH tài CHÍNH hỗ TRỢ (Trang 38 - 39)

- NC&PT liên kết với DN, trường, viện

b) Tín dụng, vốn từ các quỹ, ngân hàng cho phát triển công nghệ

Quỹ phát triển KH&CN, quỹ đổi mới công nghệ và các dạng quỹ, ngân hàng đầu tư phát triển của nhà nước thường là nguồn tín dụng cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi đối với các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao để công nghệ. Đây là kênh rất tốt cho các doanh nghiệp vay vốn để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất-kinh doanh. Các nước đã sử dụng chính sách tín dụng rất tốt cho hoạt động đổi mới công nghệ. Ở Việt Nam, trước năm 2000 đã có các quy định về lập quỹ tập trung ở Bộ, Tỉnh để phát triển KH&CN; Luật khoa học và công nghệ năm 2000 đã quy định về chính sách tín dụng trung và dài hạn đối với hoạt động KH&CN, đổi mới công nghệ. Tuy nhiên trong thực tiễn việc triển khai các hoạt động này còn rất hạn chế, chưa phát huy được tác dụng của tín dụng như các nước.

Ngoài ra, Luật khoa học và công nghệ 2000 cũng đã quy định việc sử dụng ODA là một kênh cấp vốn cho một số hạng mục của hoạt động KH&CN.

Quỹ đầu tư mạo hiểm cho hoạt động KH&CN đã được nghiên cứu thành lập và tại Luật công nghệ cao 2008 đã quy định việc thành lập quỹ mạo hiểm quốc gia về công nghệ cao để đầu tư phát triển công nghệ.

Lý luận và thực tế về thuế, tín dụng đối với hoạt động KH&CN, đổi mới (công nghệ) nêu trong mục I.8. được sử dụng làm cơ sở cho việc xem xét, phân tích những vấn đề về thuế, tín dụng được vận dụng như thế nào ở các nước và Việt Nam trong các nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ về các cơ CHẾ CHÍNH SÁCH tài CHÍNH hỗ TRỢ (Trang 38 - 39)

w