Tài chính nhà nước đầu tư hoàn thiện công nghệ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ về các cơ CHẾ CHÍNH SÁCH tài CHÍNH hỗ TRỢ (Trang 25 - 29)

Chức năng của tài chính nhà nước đầu tư hoàn thiện công nghệ là cùng đầu tư với các doanh nghiệp để hoàn thiện công nghệ đến khâu thương mại hoá và chia lợi từ đầu tư này. Theo cách làm này thì tài chính dành cho hoạt động KH&CN, đổi mới (công nghệ) không còn mang tính công ích nữa mà đã mang tính kinh doanh, đầu tư kiếm lời, làm ăn kinh tế. Hoạt động đầu tư mạo hiển của nhà nước trong hoạt động đổi mới (công nghệ) là một hình thức đầu tư này. Một ví dụ ở Thái lan, Nhà nước thông qua Trung tâm chuyển giao công nghệ Thái lan kết hợp với doanh nghiệp để đầu tư tạo ra công nghệ mới.

1.5.2. Chuỗi đổi mới, người tham gia và tài chính nhà nước

Việc tiếp theo chính là phải xác định mối hài hoà giữa yếu tố thị trường và khả năng đảm bảo tài chính của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN và phân công trách nhiệm trong từng hạng mục công việc KH&CN. Nhà nước có thể theo nguyên tắc: Nhà nước chỉ đầu tư vào các hoạt động KH&CN mà các doanh nghiệp không đầu tư. Cơ chế tài chính ở đây là ngoài phần nhà nước chủ động đầu tư vào khu vực nhà nước quan tâm thì phần nhà nước cần có cơ chế để thu hút các doanh nghiệp đầu tư kinh phí vào hoạt động NC&PT của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng phải có chiến lược sản phẩm của mình và trong đó phải tự đầu tư cho hoạt động NC&PT của mình và cả các hoạt động chuyển giao, đổi mới của doanh nghiệp. Nhà nước đối với doanh nghiệp là bà đỡ và như vậy trong trường hợp này đó là nguyên tắc: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Hình 5 mô tả về tài chính của nhà nước đối với các hoạt động và tổ chức KH&CN tham gia hoạt động KH&CN, đổi mới (công nghệ). Theo đó, có thể nhận thấy kinh phí từ khi nghiên cứu cơ bản đến bắt đầu sản xuất là chi phí chỉ có bỏ ra, chưa có thu hồi. Việc thu hồi tài chính chỉ có thể có được từ bắt đầu sản xuất, bán sản phẩm cho đến khi sản phẩm khác thay thế sản phẩn cũ do doanh nghiệp sản xuất. Như chức năng nghiên cứu của nhà nước thì việc này cho thấy đầu tư cho KH&CN, đổi mới công nghệ ở giai đoạn này là đầu tư không đặt vấn đề thu hồi kinh phí bỏ ra mà lợi ích của nhà nước ở đây là tri thức về khoa học và tri thức về công nghệ (tiền cạnh tranh, công nghệ công ích). Hình 5 cũng cho thấy, mức cao nhất kinh phí nhà nước tập trung đầu tư cho các tổ chức KH&CN, các phòng thí nghiệm/viện nghiên cứu quốc gia để thực hiện một số nghiên cứu cơ bản và chủ yếu là nghiên cứu tạo

ra công nghệ nguồn và nghiên cứu ứng dụng. Thứ đến, kinh phí nhà nước đầu tư chủ yếu vào các hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu tạo ra công nghệ nguồn của các trường đại học. Mức kinh phí ưu tiên số ba là ngân sách nhà nước đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng, triển khai quy trình công nghệ, triển khai sản phẩm của các viện nghiên cứu công nghiệp công lập, nhưng chỉ đảm bảo một phần kinh phí thường xuyên cho các tổ chức nghiên cứu công nghiệp này. Mức thứ tư là ngân sách nhà nước dành cho hỗ trợ một phần nghiên cứu ứng dụng và chủ yếu là hỗ trợ nghiên cứu triển khai quy trình công nghệ, triển khai sản phẩm mới và tiến hành ban đầu sản xuất sản phẩm mới, quy trình công nghệ mới. Cơ chế ở đây là hỗ trợ không quá 50% chi phí cho các hoạt động này. Đối với việc chuyển giao công nghệ thì nhà nước không hỗ trợ tài chính trực tiếp mà thể hiện sự hỗ trợ của mình bằng chính sách thuế và tín dụng, vì các hoạt động này không nhiều rủi ro như quá trình tự nghiên cứu của doanh nghiệp.Việc ưu tiên phân bổ kinh phí đầu tư và phân công thực hiện các vùng hoạt động cho các tổ chức KH&CN và tham gia hoạt động của các tổ chức KH&CN của doanh nghiệp là tuỳ thuộc vào chiến lược của mỗi quốc gia. Sơ đồ theo Hình 5 chỉ là ước lệ và phù hợp với khung cảnh của một nước phát triển. Đối với nước đang phát triển thì có thể các nghiên cứu cơ bản rất ít và nghiên cứu tạo ra công nghệ nguồn cũng ít và các tổ chức thực hiện những nhiệm vụ này cũng ít và chủ yếu tập trung tại các trường đại học. Trong khi đó các nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu quy trình công nghệ, triển khai sản phẩm mới của các tổ chức nghiên cứu công nghiệp ở một vị trí ưu tiên cao và đặc biệt các nghiên cứu thích nghi, làm chủ, cải tiến công nghệ, sản phẩm mới của doanh nghiệp và do các doanh nghiệp thực hiện được ưu tiên phát triển nhất. Việc nhấn mạnh này thể hiện trong chiến lược phát triển KH&CN của mỗi quốc gia (đi tắt, đón đầu trong hoạt động KH&CN, đổi mới công nghệ). Trong đó cũng thể hiện rõ mối quan hệ giữa nguồn tài chính nhà nước và nguồn tài chính của doanh nghiệp trong việc phối kết hợp để nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp là nhiệm vụ trước mắt phải thực hiện, nhưng không quên nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu tạo ra công nghệ nguồn của năng lực nội sinh trong nước.

I.6. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CHO HOẠT ĐỘNG KH&CN, ĐỔI MỚI NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CHO HOẠT ĐỘNG KH&CN, ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ)

1.6.1. Nguồn, mạng và thể thức cấp kinh phí cho hoạt động KH&CN, đổi mới (công nghệ)

Mỗi một quốc gia dù là phát triển hoặc đang phát triển và với quan niệm riêng về hệ thống KH&CN của mình thế nào chăng nữa, hằng năm đều dành một khoản ngân sách nhà nước nhất định đầu tư cho hoạt động KH&CN, đổi mới công nghệ. Phần lớn tại các nước phát triển tổng đầu tư của xã hội cho hoạt động NC&PT, đổi mới công nghệ khoảng 2,5%-3,5 % GDP và các nước phát triển khoảng 0,5%-1% GDP. Trong đó đa phần là từ doanh nghiệp khoảng 2/3 (Hàn quốc, Nhật bản khoảng 3/4, Đức khoảng 2/3, Mỹ khoảng trên 1/2 từ doanh nghiệp), phần từ ngân sách nhà nước khoảng 1/3. Tại các nước đang phát triển, bức tranh về chi phí nhà nước cho NC&PT, đổi mới công nghệ và chi phí của doanh nghiệp đầu tư cho NC&PT, đổi mới công nghệ là bức tranh ngược hẳn lại với các nước phát triển. Ngân sách nhà nước đầu tư cho NC&PT là chủ yếu, thường chiếm 4/5 và đầu tư của các doanh nghiệp cho hoạt động này thường là 1/5. Đây thể hiện sự yếu kém của các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển đối với hoạt động KH&CN, đổi mới công nghệ.

Ngân sách nhà nước đầu tư cho KH&CN, đổi mới công nghệ theo cơ chế bây lâu nay đã hình thành và phát triển tại các nước phát triển thì được sử dụng theo sơ đồ thể hiện tại Hình 6.

Sơ đồ là một sự tổng kết về sử dụng tài chính trong hoạt động KH&CN, đổi mới công nghệ. Từ các nguồn khác nhau, tài chính được đưa vào các mạng và thể thức phân phối nguồn tài chính này trước khi được đưa đến ba hộ sử dụng kinh phí với các tính chất hoạt động khác nhau, đó là khu vực dịch vụ chung của Nhà nước, khu vực sản xuất và khu vực viện nghiên cứu, trường đại học. Đối với nguồn ngân sách nhà nước, việc đầu tư, tài trợ được thực hiện dưới dạng trực tiếp như đầu tư, trợ cấp không hoàn lại; đầu tư, trợ cấp có hoàn lại; cấp, đầu tư thông qua các dự án, đề tài KH&CN có ký kết hợp đồng với ba hộ sử dụng kinh phí nêu trên. Bên cạnh việc cấp trực tiếp, ngân sách nhà nước có thể được cấp uỷ thác thông qua các tổ chức trung gian như các chương trình mục tiêu hoặc các quỹ, trong đó cơ chế có thể là trợ cấp hoàn lại hoặc không hoàn lại, có thể là cùng đầu tư hoặc hợp đồng thực hiện dự án, đề tài KH&CN với ba hộ sử dụng ngân sách nhà nước. Cơ chế cấp tài chính qua tổ chức trung gian là một cơ chế uỷ quyền và tổ chức trung gian bao giờ cũng có một quyền tự chủ nhiều hay ít.(2002), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước và Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP đã quy định và hướng dẫn chung cho việc thực hiện Luật ngân sách nhà nước đối với các lĩnh vực và các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, đơn vị sử dụng ngân sách và đơn vị ngân sách hỗ trợ. Tuy nhiên đối với đặc thù của hoạt động KH&CN cần phải có các quy định hoặc hướng dẫn

cụ thể trong việc lập dự toán sử dụng ngân sách nhà nước cho phù hợp hơn nữa.

Cơ chế tài chính quỹ cho hoạt động KH&CN, quỹ đổi mới công nghệ, chương trình đổi mới công nghệ... là cách thức cấp tài chính kiểu mới đều lấy kinh phí từ ngân sách nhà nước, chưa có tiền lệ, do vậy cũng cần phải có cơ chế, cách thức sử dụng phù hợp.

Hình 6. Hình thức tài trợ chủ yếu cho nghiên cứu và phát triển NGUỒN MẠNG VÀ THỂ THỨC KHU VỰC ĐƯỢC HƯỞNG VỐN NHÀ NƯỚC VỐN TỪ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VỐN RIÊNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỐN NƯỚC NGOÀI

NGÂN SÁCH QUỐC GIA

QUỸ NGOÀI NGÂN SÁCH- Chính phủ TW hoặc chính - Chính phủ TW hoặc chính quyền bang, tỉnh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ về các cơ CHẾ CHÍNH SÁCH tài CHÍNH hỗ TRỢ (Trang 25 - 29)