nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
2.4.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp CPSX và tính giá thành thực tế tại doanh nghiệp. nghiệp.
2.4.2.1. Đối tượng hạch toán CPSX.
Đối tượng tập hợp CPSX của Công ty là các sản phẩm nệm nên đối tượng tính giá thành cũng là các sản phẩm nệm.
Đơn vị tính giá thành là tấm hoặc cái. Kì tính giá thành là tháng.
2.4.2.2. Phương pháp tập hợp CPSX và tính giá thành thực tế tại doanh nghiệp. 2.4.2.2.1. Phương pháp tập hợp CPSX.
Từ đối tượng tập hợp chi phí của Công ty là các sản phẩm nệm nên kế toán công ty tập hợp CPSX theo phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp, cụ thể:
Bước 1: Tiến hành định khoản.
Bước 2:
Kế toán CP NVLTT tại Công ty:
Công ty sử dụng TK 621–CP NVLTT để theo dõi tình hình sử dụng NVL cho sản xuất.
Kế toán CP NCTT tại Công ty:
Kế toán sử dụng TK 622–CP NCTT để theo dõi tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Kế toán CP SXC:
Kế toán sử dụng TK 627–CP SXC để tập hợp các khoản chi phí phát sinh phục vụ chung cho hoạt động chung của phân xưởng.
Bước 3: Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Kết chuyển toàn bộ CPSX phát sinh trong kì vào bên Nợ TK 154–Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành.
Kết cấu TK 154:
Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627
2.4.2.2.2. Phương pháp tính giá thành thực tế của Công ty.
Công ty áp dụng tình giá thành thực tế sản phẩm bằng phương pháp giản đơn (trực tiếp) bởi số lượng mặt hàng của Công ty ít nhưng sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn.
Theo đó giá thành sản phẩm được xác định như sau:
Tổng giá thành sản phẩm =
Chi phí dở dang đầu kì+Tổng chi phí phát sinh trong kì–Chi phí dở dang cuối kì–các khoản giảm trừ chi phí(sản phẩm hỏng)
Giá thành đơn vị sản phẩm =
Với phương pháp tính giá thành thực tế này, bộ phận kế toán của Công ty sẽ dễ dàng hạch toán do số lượng các loại mặt hàng ít đồng thời việc hạch toán được tiến hành vào cuối tháng trùng với kỳ báo cáo nên thuận lợi cho việc đối chiếu và theo dõi.