NVL là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm, chiếm 70-75% trong toàn bộ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Mặt khác, NVL của Công ty lại được nhập từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước. Do vậy, đòi hỏi công tác kế toán vật liệu của Công ty phải tổ chức phân loại đánh giá NVL phù hợp với các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Phân loại nguyên vật liệu:
Để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau thì cần có nhu cầu về NVL khác nhau. Chính vì vậy, Công ty phải sử dụng một khối lượng lớn NVL nhập từ nước ngoài hoặc mua từ nhiều nguồn khác nhau trong nước để phục vụ cho sản xuất sản phẩm.
Căn cứ vào công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm, Công ty đã phân loại vật liệu thành những loại sau:
Nguyên vật liệu chính :
Đây là đối tượng lao động để cấu thành nên sản phẩm mới, bao gồm:
Cao su, TDI–Toluen Sisocyanate, MC–Methylenechloride, PPG Arcol 5613–Poly, Sợi, Hạt.
Nguyên vật liệu phụ:
Là đối tượng lao động không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng NVL phụ có tác dụng hỗ trợ nhất định được sử dụng kết hợp với NVL chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm, được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường và phục vụ cho nhu cầu quản lý.
Silicon Teysotab B810, T9–Niaxstanncus Octuted 19, A33–Tegoa min 33… Dung môi in các loại như: Dung môi in OPP…
Dung môi ghép các loại như: Etylaxetat,Axeton ,Toluen… Keo ghép các loại: keo A3, keo KL 75, keo A310…
Ngoài ra còn các loại bột hồ ghim.
Nhiên liệu: bao gồm than, xăng dầu các loại.
Phụ tùng thay thế :
Có nhiều chung loại gồm các chi tiết máy móc thiết bị như: máy in, máy khâu, máy đóng gói, máy ghim,…
Phế liệu thu hồi bao gồm:
Các phế liệu của các loại màng BOPP, CPP, MCPP, phế liệu các loại hạt LDPF, HDPE…