Thường xuyên tổ chức quần chúng nhân dân tham gia phát hiện các biểu hiện nghi vấn của những đối tượng có khả năng gây án, tổ chức tố giác tội phạm cướp giật tài sản hoặc chủ động báo cho các cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội, không để bọn phạm tội gây án.
Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân để nâng cao ý thức pháp luật cho họ, đặc biệt là những người có độ tuổi từ 16 đến 30 vì đây là những đối tượng có khả năng gây án cao. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp người dân hiểu rõ và chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh đồng thời năng cao ý thức cảnh giác đề phòng nạn cướp giật tài sản, bảo vệ an toàn tài sản của chính họ. Mặt khác, cần xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh tại các cộng đồng dân cư trên địa bàn thành
56 phố, trong nhà trường cũng như trong gia đình để các hành vi không có “cơ hội” len lỏi vào trong cuộc sống gia đình.
Đẩy mạnh các hoạt động của đoàn thanh niên, hội phụ nữ… đối với việc quản lý, giáo dục thanh niên trên địa bàn thành phố, giáo dục những đối tượng có biểu hiện nghi vấn tại địa phương để họ tự nhận thức đúng đắn mà từ bỏ ý định phạm tội nhằm giúp đỡ và cảm hóa những người lầm lỗi, tại điều kiện cho họ ra trình diện, khai báo với cơ quan điều tra về hành vi phạm tội của mình.
Đối với các đối tượng cướp giật tài sản là học sinh, người chưa thành niên thì gia đình, nhà trường cần phải quan tâm giáo dục hơn nữa để họ có cơ hội sửa chữa sai lầm của mình, trở thành công dân tốt cho xã hội và điều quan trọng là để các em không quay lại con đường phạm tội. Mặt khác, gia đình phải thường xuyên giữa mối liên lạc với nhà trường để kịp thời phát hiện, uốn nắn và giáo dục các em sửa chữa những khuyết điểm, sai lầm đã mắc phải.